Boris Johnson, chính khách vừa rời khỏi chức vụ thị trưởng London hồi năm 2015, được dự đoán có nhiều khả năng trở thành thủ tướng tương lai của Anh. Là một trong những nhân vật lãnh đạo chiến dịch “Brexit” đưa nước Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU), phát biểu tại cuộc họp báo hôm 24-6, Boris Johnson nói: “Tôi tin tưởng người dân Anh đã ủng hộ cho nền dân chủ, ở Anh và khắp châu Âu. Chúng ta hoàn toàn có thể hãnh diện với kết quả vừa đạt được”.
Trên trang cá nhân thuộc mạng xã hội Facebook của ông Valentin Mircea Basescu, người đứng đầu Cơ quan Thanh tra (RAAPPS) trực thuộc Chính phủ Cộng hòa Romania vừa chia sẻ thông tin, cho biết rằng kể từ đầu tháng 6 vừa qua đã chính thức không sử dụng xe công vụ nữa.
Mặc dù cộng đồng quốc tế và đặc biệt nhiều nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) đã nỗ lực hết sức để thuyết phục Anh ở lại “ngôi nhà chung”, thậm chí EU còn đưa ra những nhượng bộ có phần ưu ái để giữ London ở lại, song kịch bản “xứ sở sương mù” ra khỏi EU (gọi là Brexit) không thể không tính đến khi tỷ lệ người ủng hộ ở lại và ra đi vào thời điểm 3 tuần trước khi diễn ra cuộc trưng cầu ý dân (23/6) dường như không có sự chênh lệch rõ rệt.
Trong một báo cáo công bố hôm 3-5, cơ quan Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) đã kêu gọi các quốc gia thành viên áp dụng các biện pháp nhằm ngăn chặn việc các cá nhân và doanh nghiệp chuyển lợi nhuận sang các quốc gia có thuế suất thấp, còn gọi là các “thiên đường thuế”.
Năm 2016 là năm mở đầu cho các nhiệm vụ đầy thách thức của Tokyo, khi Nhật Bản vừa giữ vai trò Chủ tịch Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7), vừa trở lại cương vị thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc.
Hôm 21-4, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã tới thủ đô London, bắt đầu chuyến thăm chính thức nước Anh. Sự có mặt của ông chủ Nhà Trắng tại số 10 phố Downing còn mang thông điệp kêu gọi Anh không nên rời Liên minh Châu Âu (EU).
Theo giới truyền thông, Thủ tướng Anh David Cameron sẽ chủ trì hội nghị thượng đỉnh thế giới về chống tham nhũng (12/5), trong đó tập trung vào các biện pháp cải thiện minh bạch tài chính toàn cầu. Đây sẽ là cơ hội để Thủ tướng Anh biến những cam kết về một hệ thống tài chính minh bạch trở thành hành động thực tế, nhưng phe đối lập lại đang cho rằng, ông David Cameron đã thất bại trong việc trả lời các câu hỏi quan trọng về vấn đề thuế cá nhân tại phiên điều trần hôm 11/4 ở Quốc hội.
Vụ Hồ sơ Panama đã “đập lưng ông” đối với một số đồng minh thân thiết của nước Mỹ, trong đó Thủ tướng Anh David Cameron đang phải đối mặt với sức ép chính trị từ phía các đảng phái đối lập yêu cầu ông giải thích về hoạt động đầu tư ở hải ngoại của cha ông, ông Ian Cameron, kể cả những khoản đầu tư và khai báo thuế của chính ông trong những năm trước khi ông lên làm Thủ tướng.
Tại Hội nghị thượng đỉnh an ninh hạt nhân lần thứ 4 vừa diễn ra tại Washington D.C, Mỹ, cả Tổng thống Obama và Thủ tướng Anh David Cameron đều cùng lên tiếng cảnh báo về "một trò chơi chiến tranh mới do IS tổ chức, có thể giết chết hàng chục nghìn người đồng thời gây di hại đến vài chục năm sau". "Trò chơi chiến tranh" này chính là những chiếc máy bay không người lái (drone) mang theo chất thải hạt nhân.
Ngày 3-4, truyền thông quốc tế đồng loạt đưa tin 11,5 triệu tài liệu bí mật của công ty luật Mossack Fonseca đóng tại Panama bị một nguồn vô danh tiết lộ cho tờ báo Suddeutsche Zeitung (Nhật báo Nam Đức) và sau đó được tổ chức Tổ hợp Các nhà báo điều tra quốc tế (ICIJ) chia sẻ cho hơn 100 tổ chức truyền thông khắp thế giới.
Vụ việc này nói lên phương cách làm việc "quy chụp" của một trong những tờ báo có lượng độc giả đông đảo nhất nước Anh. Dẫn lời những "nguồn tin cao cấp giấu tên", ngày 9-3 tờ The Sun đã đăng một cái tít giật gân trên trang nhất: "Nữ hoàng ủng hộ Brexit" (từ ghép ám chỉ khuynh hướng nước Anh rời khỏi EU), cạnh đó là một bức ảnh của Nữ hoàng Elizabeth II.
Mặc dù vừa đạt được thỏa thuận cải cách với các đối tác trong Liên minh châu Âu (EU) giữ Anh ở lại "ngôi nhà chung", song London đang đứng trước tình huống “tiến thoái lưỡng nan” khi cân nhắc về việc đi hay ở lại EU trong chính nội bộ mình.
Năm 2015 là một năm đầy biến động, rất nhiều sự kiện căng thẳng, xung đột, chiến tranh đã xảy ra trên khắp thế giới. Trong thế giới biến động đó, các nhà lãnh đạo các quốc gia đã thể hiện nổi bật vai trò trên trường quốc tế cũng như trong nước của mình, có khi để lại “dấu ấn” chỉ với những hành động rất đỗi bình thường, hoặc có khi lâm vào những tình huống tế nhị, thậm chí khôi hài.
"Cameron at 10" (Ông Cameron ở số 10) - một cuốn tiểu sử về Thủ tướng Anh David Cameron mới ra mắt đã tiết lộ những cuộc gặp, câu chuyện nhiều tình tiết giữa ông và nữ Thủ tướng Đức Angela Merkel mà hầu như chưa từng xuất hiện trên mặt báo. Cuốn sách cũng hé lộ nhiều chi tiết thú vị về ông Cameron với tư cách là Thủ tướng nước Anh.
Những khoản tiền bị đánh cắp hay có được do tham nhũng từ nước ngoài đang được đổ vào nước Anh để mua bất động sản. Đây là cảnh báo được Thủ tướng Anh David Cameron đưa ra.
Nepal: Ngày 28/4, Thủ tướng Sushil Koirala ước đoán số người tử vong vì trận động đất ngày 25/4 vừa qua có thể lên đến 10.000 người, trở thành thảm họa tồi tệ nhất trong lịch sử quốc gia này.