Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) để nghị TP Hồ Chí Minh chỉ đạo Thanh tra Sở Y tế phối hợp với các đơn vị chức năng thuộc sở khẩn trương kiểm tra việc phân phối, cấp phát thuốc Molnupiravir tại hệ thống các nhà thuốc trên địa bàn thành phố.
Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) để nghị TP Hồ Chí Minh chỉ đạo Thanh tra Sở Y tế phối hợp với các đơn vị chức năng thuộc sở khẩn trương kiểm tra việc phân phối, cấp phát thuốc Molnupiravir tại hệ thống các nhà thuốc trên địa bàn thành phố.
Thời gian qua, trên mạng xã hội xuất hiện tình trạng rao bán thuốc Molnupiravir điều trị COVID-19 tràn lan, không rõ nguồn gốc, xuất xứ với giá đắt đỏ. Không ít người thiếu hiểu biết về loại thuốc này nên đã lên mạng mua về sử dụng hoặc mua về trữ dự phòng. Tuy nhiên, đây là thuốc điều trị bệnh, nếu mua trên mạng xã hội có thể mua phải hàng giả và điều trị không theo chỉ định của bác sĩ sẽ nguy hiểm đến sức khỏe bản thân.
Tối 1/3, Bộ y tế vừa có công văn gửi các UBND TP trực thuộc tỉnh và trung ương chỉ đạo việc tăng cường các biện pháp quản lý việc mua bán sử dụng thuốc điều trị COVID-19, cụ thể là thuốc kháng virus Molnupiravir.
Sở Y tế Hà Nội vừa có văn bản về việc phân bổ 401.000 viên thuốc Molnupiravir 200mg điều trị COVID-19.
Cung cấp thông tin cho báo chí chiều 24/2 tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng chống dịch, đại diện Sở Y tế TP cho biết, đang xin hướng dẫn cụ thể của Bộ Y tế về việc kê đơn cho bệnh COVID-19. Kể cả các nhà thuốc cũng phải được tập huấn theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Bộ Y tế vừa phát đi khuyến cáo bệnh nhân COVID-19 không được sử dụng thuốc Molnupiravir quá 5 ngày liên tiếp, không được sử dụng để dự phòng sau hay trước phơi nhiễm; phụ nữ mang thai, trẻ em không được sử dụng.
Hà Nội đang có hơn 31.000 F0 điều trị tại nhà, nhiều F0 khi phát hiện dương tính không liên hệ được với y tế cơ sở đã tự mua thuốc về uống, trong đó có các loại thuốc kháng virus của Nga, thậm chí săn lùng thuốc Molnupiravir với cái giá “cắt cổ”.
Bộ Y tế yêu cầu xử lý nghiêm vi phạm bán thuốc Molnupiravir trên thị trường, đặc biệt các trường hợp kinh doanh thuốc không rõ nguồn gốc, tăng giá thuốc bất hợp lý. Trường hợp phát hiện các hành vi vi phạm có dấu hiệu hình sự thì kịp thời chuyển cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định.
Chương trình thí điểm điều trị có kiểm soát thuốc Molnupiravir cho các trường hợp mắc COVID-19 thể nhẹ do Bộ Y tế triển khai tại TP Hồ Chí Minh và 22 tỉnh có dịch hiệu quả rõ rệt về giảm tải lượng virus, giảm lây lan, giảm chuyển nặng, rút ngắn thời gian điều trị.
Cho đến nay chỉ có duy nhất một loại thuốc kháng virus đã được phê chuẩn cho điều trị COVID-19: Remdesivir. Tuy nhiên, mới đây, ngày 1-10-2021, Merck là hãng dược thứ hai thông tin về kết quả tạm thời trong giai đoạn 3 thử nghiệm lâm sàng về loại thuốc viên Molnupiravir, được cho là có thể giảm một nửa số lần nhập viện của bệnh nhân COVID-19. 10 ngày, Merck đã đề trình dữ liệu bào chế Molnupiravir cho FDA nhằm hy vọng được cấp phép sử dụng khẩn cấp.
Bên cạnh vaccine, thuốc điều trị COVID-19 được xem là tuyến phòng thủ cuối cùng giúp cứu thêm mạng sống của nhiều bệnh nhân. Thuốc điều trị COVID-19 có lẽ sẽ làm thay đổi cuộc chơi, giúp chúng ta tiến lên phía trước và đưa cuộc sống trở lại bình thường.
Ngày 27/8, TP Hồ Chí Minh bắt đầu triển khai chương trình điều trị thuốc Molnipiravir có kiểm soát dành cho bệnh nhân COVID-19 có triệu chứng nhẹ. Một túi thuốc là một liệu trình sử dụng cho 1 F0 trong 5 ngày gồm 20 viên thuốc hàm lượng 400mg.
Sáng 26/8, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã đến phường 5 (quận 8, TP Hồ Chí Minh) để kiểm tra công tác phòng, chống dịch COVID-19. Để nắm bắt sâu sát, cặn kẽ, Bộ trưởng Bộ Y tế vào tận nhà dân thị sát và có những yêu cầu, chỉ đạo đối với địa phương.
Bộ Y tế cho biết, hiện nay, doanh nghiệp sản xuất thuốc Molnupiravir trong nước đã sẵn sàng cho việc tài trợ những lô thuốc đầu tiên với 16.000 liều và đến ngày 5/9 sẽ cung cấp tiếp 100.000 liều (tổng cộng 116.000 liều tương ứng 2.320.000 viên Molnupiravir 400mg) cho điều trị F0 thí điểm tại nhà và cộng đồng.