Sở Xây dựng TP Huế vừa công bố quy hoạch chi tiết khu vực Kinh thành Huế, với diện tích khoảng 767ha. Trong đó, có kế hoạch mở rộng không gian công cộng trước 8 cổng thành và quy hoạch dân số đến năm 2045 giảm còn khoảng 66.000 người so với con số 78.120 người như hiện trạng đang nhận được sự quan tâm của dư luận.
Liên quan đến kiến nghị của cử tri tại Huế, đề nghị Chính phủ xem xét dự án Bảo tồn, tu bổ và tôn tạo hệ thống Kinh thành Huế (giai đoạn 2) là dự án quan trọng Quốc gia, dự án trọng điểm (như giai đoạn 1) để tiếp tục ưu tiên bố trí ngân sách Trung ương hoàn thành dự án, mới đây, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết, dự án đã được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế phê duyệt điều chỉnh bổ sung. Chủ trương điều chỉnh dự án cũng đã được HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế chấp nhận.
Ngày 1/7, Trung tâm Bảo tồn di tích (BTDT) Cố đô Huế cho biết, vừa hoàn thành việc khảo cổ học tại Tả, Hữu Pháo xưởng (2 nhà che Cửu vị thần công) được đặt 2 cửa Thể Nhơn (cửa Ngăn) và Quảng Đức (cửa Sập) của Kinh thành Huế. Đợt khảo cổ nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu và bổ sung hồ sơ dự án bảo tồn, phục hồi thích nghi hai nhà Cửu vị thần công.
Trong kinh thành Huế, cửu đỉnh đặt trước Thế miếu có vai trò hết sức quan trọng. 162 hình đúc nổi trên chín chiếc đỉnh có vai trò như một bảo tàng trưng bày tất cả hình ảnh tiêu biểu nhất của đất nước.
Sáng 6/3, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Phan Ngọc Thọ có buổi đối thoại với các hộ dân thuộc dự án di dời dân cư, giải phóng mặt bằng khu vực I di tích Kinh thành Huế để giải quyết các nội dung kiến nghị của người dân khi Nhà nước thu hồi đất.
Thông qua các dự án chỉnh trang không gian đôi bờ sông Hương; di dời dân cư, giải phóng mặt bằng khu vực I Kinh thành Huế; chỉnh trang vỉa hè, các tuyến đường, lắp đặt hệ thống chiếu sáng công cộng cùng với các phong trào “Ngày Chủ nhật xanh”, “Dòng Hương trong xanh”, “Thành phố 4 mùa hoa”… đã tạo sự đổi thay cho diện mạo Cố đô Huế, giúp người dân thay đổi nhận thức, cùng chung tay bảo vệ môi trường.
Hàng trăm năm trước ai muốn vào kinh thành Huế thường phải đi đường sông vì đường bộ không tiện, lắm trở ngại. Nếu đi đường bộ, ngựa chở hàng cũng chỉ tới bến sông Ô Lâu phải dừng lại. Tất cả hàng và người đều xuống tàu thuyền xuôi dòng Ô Lâu hàng chục cây số quanh co uốn khúc. Sau đó tàu thuyền phải đi qua phá Tam Giang rồi rẽ ngược sông Hương vào Kinh thành. Đúng là: "Đường vô xứ Huế quanh quanh/ Non xanh nước biếc như tranh họa đồ".
Sau thời gian triển khai thực hiện dự án di dời dân cư, giải phóng mặt bằng khu vực 1 kinh thành Huế, đến nay hàng trăm hộ dân sống leo lắt ở khu vực Thượng Thành đã được di dời đến nơi ở mới.
Ngày 6/7, Viện Pháp tại Hà Nội cho biết, cuốn sách “Hồi ức về Kinh thành Huế đầu thế kỷ XIX ” sẽ chính thức được giới thiệu rộng rãi tới bạn đọc vào ngày 11/7. Đây là cuốn sách của Michel Đức Chaigneau (1803-1894) ghi lại những ký ức về kinh thành Huế của một người mang hai dòng máu Pháp – Việt.
Tại lễ trao giải, phóng viên Lê Anh Khoa, thường trú Báo CAND tại Thừa Thiên Huế cùng 9 cá nhân và 5 tập thể đã được Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Phan Ngọc Thọ trao tặng bằng khen về thành tích xuất sắc trong công tác tuyên truyền thực hiện Đề án di dời dân cư, giải phóng mặt bằng khu vực 1 di tích Kinh thành Huế và công tác phòng chống dịch COVID-19.
Châu Ê thôn gồm nhiều con đồi nhấp nhô bên dòng sông Hương thuộc xã Thủy Bằng (TP Huế). Châu Ê giờ vẫn còn giữ cái tên Châu Chữ cổ kính thuộc kinh thành Huế hưng thịnh trăm năm xưa...
Nhân dịp đón Tết Nguyên đán Canh Tý 2020, các đơn vị thuộc Công an tỉnh Thừa Thiên Huế đã về cơ sở tổ chức trao nhiều suất quà cho người nghèo, hộ dân có hoàn cảnh khó khăn ở địa bàn tỉnh để giúp người dân có điều kiện đón Tết cổ truyền dân tộc đầm ấm, vui tươi.
Dù còn gần 10 ngày nữa mới đến Tết Nguyên đán Canh Tý 2020 nhưng gần 140 gốc mai, trong đó có hơn 100 gốc mai cổ thụ được trồng ở công viên phía trước Kinh thành Huế đã bung nở vàng rực cả một góc trời khiến người dân và du khách thích thú đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh lưu niệm.
Kinh thành Huế được vua Gia Long khởi công xây từ năm 1805 và được hoàn chỉnh vào năm 1832 dưới thời vua Minh Mạng. Sau 1945, hàng ngàn hộ dân đã lên Thượng Thành lấn chiếm làm tạm nhà cửa và ở cho đến ngày nay.
Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên- Huế chỉ đạo, đối với đoạn kè đã thực hiện tu bổ, cần rà soát, củng cố hồ sơ, thu thập tư liệu liên quan đối với đoạn kè theo báo chí phản ánh còn khá nguyên vẹn nhưng đã hạ giải để nghiên cứu tu bổ phục hồi theo kỹ thuật truyền thống trên nền móng đã gia cường.
Kinh thành Huế thuộc Quần thể di tích Cố đô Huế được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới từ năm 1993. Bao quanh chân Kinh thành là hộ thành hào với những đoạn bờ kè làm bằng đá núi, hay còn gọi là đá gan gà được xếp theo kỹ thuật đá khan không dùng vữa kết dính.
Trong các ngày 27 đến hết 29-4, khinh khí cầu của các đội sẽ được bay tự do ở độ cao 100-300 mét, trong bán kính 5km từ điểm cất cánh ở sân Hàm Nghi, TP Huế.
Báo CAND đã có bài viết phản ánh việc tu bổ bờ kè mặt Nam Kinh thành Huế, đoạn từ cửa Quảng Đức đến Nam Minh Đài, đơn vị thi công đã phá bỏ những đoạn bờ kè còn nguyên gốc để xây mới; đổ bê tông, cốt thép và thay bằng vật liệu đá granit.
Liên quan đến vụ việc bờ kè khu vực phía Nam hộ thành hào Kinh thành Huế không được bảo tồn đúng nguyên trạng như Báo CAND đã phản ánh, ngày 14-4, UBND tỉnh Thừa Thiên- Huế cho biết, đã yêu cầu Trung tâm Bảo tồn di tích (BTDT) Cố đô Huế tạm dừng việc thi công dự án để kiểm tra, làm rõ sự việc.
Trong quá trình tu bổ kè hộ thành hào thuộc dự án tu bổ di tích Kinh thành Huế, đơn vị thi công đã phá bỏ nhiều đoạn kè nguyên gốc để thay thế bằng vật liệu mới như đá granit, bê tông cốt thép. Việc bờ kè của một di tích được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa thế giới không được tu bổ, bảo tồn đúng nguyên trạng gốc đã khiến dư luận không đồng tình...