Tinh thần yêu nước và trách nhiệm của thanh niên vào đề thi Lịch sử

Thứ Bảy, 04/07/2015, 14:49
Đề ra theo đúng hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, có nhiều ý gợi mở. Đề không yêu cầu thí sinh ghi nhớ máy móc mà trên cơ sở những sự kiện Lịch sử rút ra những nhận xét theo sự hiểu biết của bản thân thí sinh.
>>Gợi ý đáp án thi môn Hóa học THPT Quốc gia
>>Gợi ý đáp án môn Địa lý THPT quốc gia 2015
>>Gợi ý đáp án môn Vật Lý thi THPT Quốc gia
>>Hướng dẫn giải đề thi môn Ngữ Văn THPT Quốc gia năm 2015

Tiến sĩ Lê Thị Thu Hương – Giảng viên ĐH Thủ Đô Hà Nội (Nguyên tổ trưởng tổ Lịch sử - trường THPT Chu Văn An - Hà Nội)

Đề hay, phân hóa được học sinh, đảm bảo được mục tiêu xét tốt nghiệp và xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng. Nội dung của đề thi nằm trong chương trình Lịch sử lớp 12, phần Lịch sử Việt Nam có liên hệ gắn với trách nhiệm của thế hệ trẻ ngày nay.

Đề ra theo đúng hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, có nhiều ý gợi mở. Đề không yêu cầu thí sinh ghi nhớ máy móc mà trên cơ sở những sự kiện Lịch sử rút ra những nhận xét theo sự hiểu biết của bản thân thí sinh.

Phần Lịch sử thế giới, đề ra vào nội dung kinh tế Nhật Bản từ 1952 đến 1973 và yêu cầu thí sinh nêu nguyên nhân của sự phát triển đó. Nội dung này không yêu cầu học sinh liên hệ vì vậy những học sinh trung bình, học kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa có thể đạt điểm tối đa.

Câu 2 với những học sinh trung bình có thể đảm bảo được 2/3 số điểm khi nêu được những công lao của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1930. Đối với học sinh khá có thể làm được ý 2 của câu này.

Câu 3 là câu gợi mở, với những học sinh ghi nhớ máy móc thì đây là câu khó nhưng với những học sinh học hiểu, tư duy tốt thì đây là câu hỏi hay, cho phép học sinh nêu suy nghĩ của mình về quyền tự do và độc lập của đất nước cũng như lựa chọn những sự kiện thuộc một trong các giai đoạn lịch sử để làm sáng tỏ quyết tâm của nhân dân Việt Nam trong cuộc đấu tranh giữ vững quyền tự do và độc lập (học sinh có thể liên hệ đến cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo hiện nay).

Đối với câu 4 yêu cầu học sinh không chỉ thuộc mà còn phải hiểu kiến thức lịch sử, phân biệt được giới tuyến quân sự tạm thời và biên giới quốc gia. Đồng thời học sinh còn phải hiểu được những kiến thức lịch sử ở giai đoạn sau (1954–1975), hiểu được âm mưu của Mỹ - Diệm định chia cắt nước ta thành 2 quốc gia trong khi Hiệp định Giơnevơ chỉ quy định đây chỉ là giới tuyến quân sự tạm thời. 

Ý 2 của câu này cũng là ý mở yêu cầu học sinh phải phân biệt được những nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan đảm bảo thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp. Từ nhân tố chủ quan học sinh có thể chọn một nhân tố cần phát huy trong sự nghiệp bảo vệ tổ quốc ngày nay, đồng thời có gắn với trách nhiệm của thanh niên nói chung và bản thân học sinh nói riêng. Đây là câu hỏi phân loại học sinh giỏi.

Sau đây là đáp án môn Lịch sử:

.
.
.