Việt Nam đang đối mặt với tốc độ già hóa dân số tăng nhanh
- Tốc độ già hóa dân số nhanh nhưng hệ thống an sinh xã hội chưa đáp ứng
- Việt Nam đối mặt với tốc độ già hóa dân số quá nhanh
- Chủ động nhiều giải pháp ứng phó với già hóa dân số
Tại Hội nghị truyền thông về công tác dân số trong tình hình mới diễn ra ngày 10/10, bà Nguyễn Thị Ngọc Lan, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số -KHHGĐ cho biết, từ năm 2011 Việt Nam đã bước vào giai đoạn già hóa dân số.
Theo dự báo của Tổng cục Thống kê, Việt Nam là một trong những nước có tốc độ già hóa nhanh nhất thế giới. Trong khi hệ thống y tế, hệ thống an sinh xã hội dành cho người già của chúng ta chưa đáp ứng được với tốc độ già hóa dân số nhanh như hiện nay.
Tỷ lệ người cao tuổi ở nước ta chiếm hơn 60%. Dự báo quá trình chuyển giao từ giai đoạn già hóa dân số sang dân số già ở nước ta chỉ từ 15-20 năm. Người cao tuổi ở nước ta tăng cả số lượng và tỷ lệ.
Theo GS.TS Nguyễn Đình Cử, năm 1975, dân số nước ta là 53,74 triệu người, trong đó người cao tuổi chiếm 3,71 triệu người, chiếm tỷ lệ 6,90%. Năm 2017, dân số tăng lên 93,425 triệu người, người cao tuổi chiếm 12,7% (11,87 triệu người). Dự báo đến năm 2038, dân số nước ta khoảng 106,203 triệu người, sẽ có 21,35 triệu người già, chiếm khoảng 20,1%.
Việt Nam đang đối mặt với tốc độ già hóa dân số tăng nhanh trong khi các dịch vụ chắm sóc y tế, an sinh xã hội cho người già chưa đáp ứng kịp |
Năm 2011, tỷ lệ người cao tuổi đạt 10% tức là Việt Nam đã bước vào quá trình già hóa dân số. Năm 2038 tỷ lệ người cao tuổi đạt 20%, Việt Nam có dân số già.
Quá trình già hóa của nước ta chỉ diễn ra trong 27 năm (2011-2038) là dân số đã đạt đến ngưỡng "dân số già". Trong khi đó, Pháp phải mất 115 năm, Thụy Điển 85 năm, Úc 73 năm, Mỹ 69 năm.
Trước những thách thức đó, Chính phủ đã giao cho Bộ Y tế thực hiện các đề án, để đạt được các mục tiêu dân số theo tinh thần Nghị quyết số 21 về công tác dân số trong tình hình mới.
Bộ Y tế đã phê duyệt đề án "Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi" trong giai đoạn 2016-2025, đã phát triển các hệ thống chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi tại các cơ sở y tế và cộng đồng qua hệ thống tình nguyện viên và cộng tác viên.
Theo GS.TS Nguyễn Đình Cử, người cao tuổi ở nước ta số đông là nữ và nữ góa chồng, đời sống vậ chất và tinh thần của người cao tuổi còn khó khăn, chủ yếu họ sống ở nông thôn, làm nông dân và làm nông nghiệp. Theo điều tra Dân số -KHHGĐ năm 2017 ở Việt Nam, đến tuổi hưu, trung bình sống thêm 18,3 năm; đối với nữ 24,7 năm. Nhiều người sức khỏe tốt và có nhu cầu làm việc.
Do vậy, nhu cầu người cao tuổi làm việc vẫn có. Vì vậy, vai trò của doanh nghiệp cần cung cấp hàng hóa và dịch vụ thích hợn với người cao tuổi như: tạo việc làm, sử dụng lao động cao tuổi; hỗ trợ nguồn lực đóng góp cho việc chăm sóc người cao tuổi