Tìm giải pháp cung cấp nước mặn cho vùng nuôi tôm
- Đối thoại với người dân Quảng Nam trong vùng nuôi tôm tập trung
- Sóc Trăng: Áp lực môi trường ở vùng nuôi tôm thẻ chân trắng
- Xử lý DN “bức tử” môi trường vùng nuôi tôm trọng điểm
- Quảng Ngãi: Ban hành qui chế quản lý vùng nuôi tôm
Trao đổi với PV Báo CAND, ông Lê Kim Thanh, cư trú tại ấp Ông Tô, xã Phước Thuận cho biết, gia đình ông đang thả nuôi 1,5ha tôm sú. Hiện tại ông đang rất lo lắng vì 2 ao nuôi tôm được 45 ngày tuổi của gia đình ông đã có hiện tượng bệnh phân trắng tôm ốp vỏ. Nhất là những ngày gần đây, có ngày độ mặn trong ao của ông đo được xuống bằng 0 phần nghìn. Theo ông Thanh, nguyên nhân của tình trạng trên là do diện tích các ao nuôi tôm của ông nằm ở hạ nguồn của khúc kênh dẫn nước, lấy nước mặn sau các hộ khác nên rất khó khăn.
Cũng ngay trong khu vực đó, ông Mai Văn Ngọc cho biết, cùng với nhiều hộ dân khác trong khu vực, gia đình ông đã có trên 14 năm làm nghề nuôi tôm tại khu vực ấp Ông Tô. Những năm trở về trước, tình hình khí hậu ổn định, người nuôi tôm vui mừng, phấn khởi vì được mùa, được giá, cuộc sống cũng khấm khá hơn. Nhưng khoảng 3 năm trở lại đây, thời tiết thất thường, lúc mưa lúc nắng, thêm vào đó là các trận xả lũ đột ngột đã khiến người nuôi tôm gặp nhiều khó khăn. Nhất là 3 năm nay, hiện tượng thiếu nước mặn đã xảy ra nhưng năm nay là trầm trọng nhất.
Độ mặn ở khu vực nuôi tôm Phước Thuận khi vào tới ao nuôi chỉ còn 2 - 3 phần nghìn; trong khi đó, độ mặn chuẩn để nuôi được tôm phải đạt 5 - 20 phần nghìn. Được biết, hiện tại gia đình ông Ngọc có 1ha nuôi tôm, với 4 ao nuôi, 2 ao lắng, do thiếu nước mặn nên ông phải treo 1 ao nuôi. Còn lại 3 ao nuôi thì 1 ao nuôi tôm sú, 2 ao nuôi tôm thẻ nhưng phải nuôi trong môi trường nước hầu như không có độ mặn và ông chỉ dám nuôi với mật độ tôm 20 - 30 con/m2.
Ao nuôi tôm của gia đình ông Lê Kim Thanh, ấp Ông Tô, xã Phước Thuận, huyện Xuyên Mộc, tỉnh BR-VT. |
Không có nước mặn, việc nuôi tôm của gia đình gặp nhiều khó khăn, tôm chậm lớn (nếu bình thường nuôi trong môi trường nước mặn tôm thẻ chỉ khoảng hơn 3 tháng thì cho thu hoạch, nay phải kéo dài đến hơn 5 tháng; đối với tôm sú bình thường nuôi 5 tháng thì nay kéo dài đến 7 tháng), tôm cũng rất dễ bị dịch bệnh do nguồn nước không đảm bảo. Tôm lớn lên trong môi trường nước ngọt cũng bị teo tóp, nhẹ cân do thiếu canxi.
Theo Hội Nông dân xã Phước Thuận, huyện Xuyên Mộc, tại xã có những hộ đã có thâm niên nuôi trồng đến gần 20 năm. Trải qua nhiều khó khăn, lúc thuận lợi lúc khó khăn nhưng người dân trên địa bàn xã vẫn bám trụ với từng ao tôm của mình. Hiện toàn xã có hơn 18 ao nuôi tôm của gia đình ông Lê Kim Thanh, ấp Ông Tô, xã Phước Thuận, huyện Xuyên Mộc, tỉnh BR-VT.
6ha diện tích nuôi tôm công nghiệp, những năm gần đây tình trạng thiếu nước mặn diễn ra liên tiếp khiến người nông dân trên địa bàn xã gặp khó khăn. Nguyên nhân thiếu nước mặn trầm trọng là do kênh dẫn nước mặn vào ao nuôi tôm cũng là kênh thủy lợi dẫn nước nông nghiệp từ hồ Sông Ray về. Mùa thả giống tôm lại trùng mùa xả nước phục vụ tưới tiêu cho lúa nên khi thủy triều lên nước mặn không vào được các hồ tôm.
Do nguồn nước không đủ, nhiễm bẩn nên rủi ro khi thả nuôi tôm cao hơn, ngư dân không mặn mà như trước. Hiện tổng diện tích thả nuôi giảm mạnh, chỉ còn 70-80ha trên tổng 186ha diện tích mặt nước. Địa phương cũng đã thường xuyên vận động hộ nuôi tổ chức các đợt nạo vét kênh dẫn, thoát nước nhằm bảo đảm nguồn nước sạch.
Thời gian qua, đã có đoàn của Sở NN&PTNT tỉnh BR-VT về khảo sát tình hình thiếu nước mặn ở khu vực này, Phòng NN&PTNT huyện cũng kiến nghị Sở và UBND tỉnh đầu tư xây dựng dự án kênh dẫn nước mặn riêng từ biển vào vùng nuôi tôm Phước Thuận. Tuy nhiên, hiện dự án vẫn chỉ ở mức trình UBND tỉnh và chưa được triển khai.