Nâng cao năng lực truyền thông, báo chí về phòng chống tác hại của thuốc lá
- Trao giải cuộc thi phóng sự truyền hình về phòng chống thuốc lá
- Phát động chiến dịch nhắn tin phòng, chống thuốc lá
- Hy vọng từ một chương trình phòng chống thuốc lá
- Phối hợp đấu tranh phòng chống thuốc lá giả và nhập lậu
Chia sẻ kinh nghiệm và kết quả trong công tác truyền thông về PCTHTL, Tiến sĩ (TS) Võ Thanh Lâm, Chánh Thanh tra Bộ TT&TT cho rằng: “Bộ TT&TT đã liên tục cụ thể hóa, ban hành nhiều văn bản chỉ đạo nhằm nâng cao năng lực, đẩy mạnh tuyên truyền về PCTHTL. Trên cơ sở đó, các cơ quan thông tin, báo chí trong toàn quốc đã vào cuộc một cách nghiêm túc và hiệu quả. Thông qua vai trò của truyền thông, báo chí, nhận thức của xã hội trong PCTHTL đã được nâng cao.
Phóng viên, biên tập viên tại Đà Nẵng và các tỉnh thành tham gia Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về PCTHTL do Bộ TT&TT tổ chức vào ngày 19/11. |
PCTHTL cần sự nhận thức và hành động của tất cả mọi người, các cơ quan chức năng đã đánh giá cao vai trò của báo chí, truyền thông đối với công tác PCTHTL. Đặc biệt, nhằm tăng cường sự quan tâm của báo chí đối với công tác PCTHTL; ghi nhận, cổ vũ, động viên các phóng viên, biên tập viên, cộng tác viên báo chí trong việc tích cực tham gia vào công tác tuyên truyền PCTHTL, Quỹ PCTHTL, Bộ Y tế và Bộ TT&TT hàng năm đã phát động nhiều “Cuộc thi viết về phòng, chống tác hại của thuốc lá” và thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn, cập nhật, cung cấp thông tin định kỳ cho phóng viên báo chí để có thêm nhiều bài viết có chất lượng về chủ đề này.
PCTHTL cần sự nhận thức và hành động của tất cả mọi người, các cơ quan chức năng đã đánh giá cao vai trò của báo chí, truyền thông đối với công tác PCTHTL. |
Theo Quỹ PCTHTL (Bộ Y tế), đến nay tại Việt Nam 100% tỉnh, thành phố đã thành lập Ban Chỉ đạo PCTHTL, đưa nội dung PCTHTL vào kế hoạch hoạt động hằng năm. Đồng thời, theo báo cáo của các đơn vị, số lượng các đơn vị xây dựng môi trường không thuốc lá khá ấn tượng; trong đó có 1.560 cơ quan hành chính, 3.778 trường mẫu giáo, 3.577 trường tiểu học, 2.502 trường trung học cơ sở, 1.010 trường trung học phổ thông; 508 bệnh viện tuyến tỉnh, huyện; 169 trường đại học, cao đẳng trong toàn quốc; 208 công ty xe khách thực hiện nghiêm quy định cấm hút thuốc lá tại nơi làm việc và cấm hút thuốc trên xe khách; 4.442 nhà máy, xí nghiệp cấm hút thước nơi làm việc; 305 nhà hàng, 400 khách sạn cũng cấm hút thuốc…
Việc thực hiện môi trường không khói thuốc lá có nhiều chuyển biến, đặc biệt là tại các trường học, cơ quan công sở và trên các phương tiện giao thông công cộng. Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, theo đại diện Quỹ PCTHTL (Bộ Y tế), tỷ lệ sử dụng thuốc lá trong nam giới trưởng thành ở Việt Nam đã giảm nhưng vẫn đang ở mức cao (45,3%); tỷ lệ tiếp xúc thụ động với thuốc lá còn cao tại các nhà hàng, quán bar…; tình trạng vi phạm quy định cấm hút thuốc lá tại nơi công cộng vẫn còn diễn ra; thuốc lá được bày bán nhiều nơi, giá thuốc lá vẫn còn rẻ.
Nguyên nhân của tình hình trên có nhiều nhưng tập trung ở việc vi phạm quy định cấm trưng bày quảng cáo một bao, một tút hoặc một hộp của một nhãn thuốc lá rất cao: gần 90% điểm bán lẻ thuốc lá vi phạm quy định trưng bày thuốc lá; việc chấp hành trách nhiệm của người đứng đầu các địa điểm cấm hút thuốc được quy định trong Luật PCTL chưa nghiêm; nhiều cơ quan, đơn vị chưa có quy định cấm hút thuốc trong quy chế nội bộ, còn để xảy ra tình trạng vi phạm quy định cấm hút thuốc tại địa điểm do mình quản lý.
Bên cạnh đó, thuế thuốc lá tại Việt Nam còn rất thấp (chỉ chiếm 70% giá xuất xưởng và tính trên giá bán lẻ là 42%). Thuế thuốc lá thấp làm giá thuốc rẻ (trung bình 1 bao thuốc lá 20 điếu có xu hướng giảm, khoảng 12.700 đồng/bao năm 2010 và 11.819 đồng/bao năm 2015 sau khi đã hiệu chỉnh lạm phát. Ngoài ra, gần đây trên thị trường xuất hiện nhiều sản phẩm thuốc lá mới như thuốc lá điện tử, thuốc lá làm nóng, shisha… Các tập đoàn thuốc lá đa quốc gia quảng bá gây nhầm lẫn nhằm mở rộng việc tiêu thụ các sản phẩm mới này tại các nước, trong đó có Việt Nam. Cùng với đó, việc quảng cáo sai sự thật về các sản phẩm thuốc lá mới ít tác hại hơn thuốc lá thông thường; thuốc lá điện tử giúp cai nghiện thuốc lá… khiến nhiều người tin và dùng theo.
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), khói thuốc lá không những ảnh hưởng đến người hút mà còn làm ô nhiễm môi trường xung quanh, khiến những người tuy không hút thuốc thường xuyên nhưng hít phải khói thuốc cũng sẽ mắc các bệnh như người hút thuốc.
Khuyến cáo của WHO cho thấy, một trong những giải pháp giảm thiểu tác hại do khói thuốc lá đối với những người không hút thuốc lá là xây dựng các mô hình không thuốc lá như mô hình trường học, bệnh viện, công sở, khách sạn, nhà hàng… không khói thuốc. Đây là một phần quan trọng để bảo vệ quyền được sống trong môi trường trong lành của những người không hút thuốc lá, giúp giảm nguy cơ bệnh tật và tử vong do tiếp xúc thụ động với khói thuốc.