Mít tinh hưởng ứng tháng hành động Quốc gia về dân số
- Mít tinh hưởng ứng ngày Dân số Việt Nam
- 60% dân số Việt Nam sống ở đô thị vào năm 2050
- Dân số Việt Nam đạt mức 90,493 triệu người
- TP Hồ Chí Minh tổ chức đi bộ nhân ngày dân số Việt Nam đạt mốc 90 triệu người
Theo thống kê, dân số Việt Nam đang “già” đi rất nhanh với tốc độ chưa từng có trong lịch sử, nhanh nhất ở châu Á. Theo Chi Cục DS-KHHGĐ TP Hồ Chí Minh, thời kỳ già hóa đem lại nhiều tiềm năng bao gồm cơ hội đầu tư, tăng cường chất lượng lao động và kiến thức, đem lại các lợi ích kinh tế.
![]() |
Già hoá dân số Việt Nam đang đặt ra nhiều thách thức đòi hỏi cấp thiết cần có chính sách an sinh xã hội phù hợp |
Tuổi thọ cao là thành tựu của ngành y tế - dân số và kết quả của sự phát triển kinh tế xã hội và nhiều mặt. Song, già hoá DS cũng đặt ra những thách thức to lớn đòi hỏi phải có những phương thức tiếp cận mới trong chăm sóc sức khỏe, các chính sách phù hợp với tuổi nghỉ hưu, lương hưu, thay đổi sự tương tác trong xã hội và mối qua hệ liên thế hệ.
Theo số liệu của Bộ Y tế, hiện người cao tuổi ở Việt Nam chiếm 10,5% dân số cả nước nhưng chỉ có khoảng 5% người cao tuổi của cả nước có sức khỏe tốt, còn lại 95% không khỏe mạnh và mang trong mình nhiều thứ bệnh, nhiều người mang bệnh kép như: tăng huyết áp, viêm khớp, tim mạch…Trong khi đó, đa số người cao tuổi nước ta chưa có thói quen khám bệnh định kỳ vì vậy khi phát hiện bệnh thường ở giai đoạn muộn khiến việc chữa trị rất khó khăn.
Những lý do trên đây cho thấy, nếu chúng ta không kịp thích ứng, không có mô hình chăm sóc người cao tuổi phù hợp, sẽ rất khó khăn cho sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.