Dịch lở mồm long móng có nguy cơ lan rộng tại miền Bắc
- Tiêu hủy trên 2 tấn lợn lở mồm, long móng ở Đồng Nai
- Sản xuất thành công vaccine phòng bệnh lở mồm long móng ở gia súc
- Lợn lở mồm long móng, phụ gia, hoa quả trôi nổi vào nội địa
- Việt Nam đã sản xuất được vaccin lở mồm long móng
Cụ thể, dịch bệnh lở mồm long móng (LMLM) đã xảy ra tại 15 xã thuộc 4 huyện trên địa bàn Hà Nội, gồm: Quốc Oai, Ba Vì, Đan Phượng và Thường Tín, buộc phải tiêu hủy 821 con gia súc.
Theo báo cáo từ Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội, nguyên nhân dẫn đến dịch bệnh là do người dân không báo cáo khi lợn bị LMLM, mà tự âm thầm chữa trị, khiến bệnh không khỏi, âm ỉ kéo dài rồi phát tán ra ngoài, bùng phát trên diện rộng.
Bên cạnh đó, do Hà Nội nằm tiếp giáp với 8 tỉnh, thành nên lưu lượng gia súc, gia cầm vào TP rất lớn. Nhất là trong dịp trước trong và sau Tết Dương Lịch, Tết Nguyên đán và mùa Lễ hội, ước tăng trên 30% so với các tháng bình thường trong năm. Hà Nội còn có chợ đầu mối gia cầm sống tại Hà Vĩ (Thường Tín), với lượng tiêu thụ 30-50 nghìn tấn/ngày.
Bên cạnh đó, hiện nay Hà Nội có 988 điểm, cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm. Trong đó có 259 cơ sở, điểm giết mổ lợn. Riêng cơ sở giết mổ lợn Vạn Phúc (huyện Thanh Trì) hằng ngày giết mổ từ 1.700-2.000 con, những ngày giáp Tết có thể lên tới 2.800 – 3.000 con/ngày. Số lợn trên khoảng gần 60% nhập từ các tỉnh, thành phố khác về.
Ngoài ra, phương thức chăn nuôi nhỏ lẻ trên địa bàn thành phố hiện nay vẫn chiếm tỉ lệ cao với hơn 60%, do đó rất khó kiểm soát về dịch bệnh. Các vấn đề về thời tiết, khí hậu và diễn biến dịch bệnh động vật phức tạp, nhất là dịp cuối năm lưu lượng gia súc, gia cầm ra, vào TP rất lớn nên đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến nguy cơ bùng phát dịch bệnh cao.
Tuy nhiên, Cục Thú y khẳng định, trách nhiệm đầu tiên thuộc về cơ quan thú y, cần chấn chỉnh và kiểm tra, xử lý đối với những cá nhân đã chủ quan, lơ là trách nhiệm. Ông Phạm Văn Đông, Cục trưởng Cục Thú y khẳng định, khi dịch bệnh xảy ra, Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội đã không báo cáo dịch bệnh với Cục. Việc dập dịch không hiệu quả, không dứt điểm dẫn đến dịch bệnh lan rộng.
Trước tình hình dịch LMLM có dấu hiện lan rộng, đặc biệt là tại Bắc Ninh, hàng trăm con lợn đã phải tiêu hủy, Cục Thú y đã trực tiếp đi kiểm tra, hỗ trợ công tác dập dịch và phòng dịch bùng phát trở lại. Và Ngày 29-12, đoàn công tác do Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến đã đi Hòa Bình để kiểm tra, không để dịch lan rộng. Hiện tại, Hòa Bình đã xuất hiện 6 ổ dịch LMLM.