Nga thay máy bay A-50 bằng MiG-31 tăng cường hoạt động chống khủng bố ở Syria

Thứ Ba, 15/11/2016, 18:38

Nga đã triển khai một phi đội máy chiến đấu MiG-31  căn cứ Hmeymim để giúp Không quân Syria tăng cường hoạt động chống khủng và bảo vệ không phận quốc gia, Thông tấn Lenta đưa tin hôm 15-11.

“Thứ nhất, máy bay chiến đấu MiG-31 là một nền tàng phòng không rất mạnh mẽ, việc triển khai MiG-31 sẽ làm tăng hiệu quả hoạt động của hệ thống tên lửa S-300B4 và S-400. Thứ hai, dòng máy bay chiến đấu có 2 chỗ ngồi này được trang bị hệ thống vô tuyến điện tử hiện đại cho phép hiển thị các mục tiêu kẻ thù cực rõ nét trong thời gian thực”,  Lenta phân tích.

Mikoyan MiG-31 (tiếng Nga: МиГ-31, NATO gọi là: "Foxhound: Cáo săn chồn) là một loại máy bay tiêm kích đánh chặn siêu âm được phát triển để thay thế cho MiG-25.  MiG-31 được thiết kế bởi Cục Khoa học Quốc phòng Nga  Mikoyan dựa trên MiG-25, trước khi Liên Xô tan rã.

Máy bay chiến đấu MiG-31

Giống như MiG-25, MiG-31 Foxhound có 2 động cơ loại lớn, với cửa hút khí nằm ở dưới cánh đặt trên lưng với tỷ lệ kích cỡ là 2.94, có 2 cánh đuôi thẳng đứng. Không giống “tiền bối” MiG-25, MiG-31 có 2 chỗ ngồi, phía trước là phi công điều khiển bay, còn đằng sau là xạ thủ.

Cánh và khung máy bay của MiG-31 được gia cố khỏe hơn so với MiG-25, cho phép máy bay bay với vận tốc siêu âm ở độ cao thấp và có thể tránh được các hệ thống tên lửa phòng thủ. Nhờ trang bị động cơ tuốc bin phản lực Aviadvigatel D30-F6 lực đẩy đạt 15 tấn, MiG-31 có thể đạt tốc độ tối 1.506 km/giờ ở độ cao thấp. Tốc độ tới hạn trên độ cao lớn đạt 3.466 km/giờ , nếu dùng nhiên liệu phụ trội thì tốc độ lên đến 3.920 km/giờ.

MiG-31 là máy bay chiến đấu đầu tiên trên thế giới được trang bị radar quét mạng pha điện tử bị động, Zaslon S-800. Tầm hoạt động tối đa của nó đối với các mục tiêu có kích thước máy bay chiến đấu xấp xỉ 200 km, nó có thể theo dõi cùng lúc 10 mục tiêu và tấn công 4 mục tiêu trong số đó với tên lửa Vympel R-33 AA-9 'Amos'

 Radar tích hợp với hệ thống tìm kiếm và theo dõi bằng tia hồng ngoại (IRST) trong bộ phận có thể thò ra thụt vào dưới mũi máy bay. Một phi đội 4 chiếc MiG-31 bay tuần tra có thể bao trùm một diện tích lên tới 800x900 km, có thể thông tin với nhau qua đường truyền dữ liệu, radar kiểm soát được điều khiển bởi phi công ngồi sau.

Vũ khí chính của MiG-31 là 4 tên lửa không đối không Vympel R-33 (NATO: AA-9 'Amos') đặt dưới bụng. R-33 tương đương với loại tên lửa AIM-54 Phoenix của hải quân Mỹ. Nó có thể được dẫn đường bằng hệ thống radar bán chủ động (SARH), hoặc bằng hệ thống dẫn đường quán tính, hoặc dẫn đường từ máy bay một nửa quãng đường sau đó chuyển sang SARH ở quãng đường cuối. Một phiên bản tiên tiến hơn là Vympel R-37 (AA-X-13 'Arrow'), nó được dùng thay thế cho loại Vympel R-33.

MiG-31 được trang bị nhiều loại vũ khí dẫn đường chính xác

Những vũ khí khác bao gồm tên lửa Bisnovat R-40 (AA-6 'Acrid') cũ hơn, trước đây được triển khai trên MiG-25, và tên lửa tầm ngắn hồng ngoại Molniya R-60 (AA-8 'Aphid') hoặc Vympel R-73 (AA-11 'Archer') treo dưới cánh. Hiện nay toàn bộ phi đội MiG-31 được nâng cấp để mang tên lửa mới Vympel R-77 (AA-12 'Adder').

Không giống MiG-25, MiG-31 có một khẩu pháo bên trong, loại 23 mm GSh-6-23 6 nòng với 800 viên đạn, gắn ở trên bộ phận hạ cánh chính bên phải. GSh-6-23 có tốc độ bắn là 10.000 vòng/phút.

Một chuyên gia quân sự Nga, MiG-31 sẽ thay thế máy bay trinh sát-chiến đấu A-50 hiện đang giúp quân đội Syria chống khủng bố. “Chi phí vận hành A-50 rất tốn kém, sự xuất hiện của MiG-31 sẽ giảm chi phí và tăng hiệu quả hoạt động chống khủng bố ở Syria”, ông phân tích.

Phạm Trúc
.
.
.