Hệ thống tên lửa siêu thanh Avangard bắt đầu phục vụ Quân đội Nga
Các hệ thống tên lửa siêu thanh Avangard sẽ đi vào phục vụ chiến đấu từ năm 2019 trong sư đoàn tên lửa Dombarovsky, đồn trú ở khu vực Orenburg thuộc phía Nam Urals, Chỉ huy Lực lượng Tên lửa Chiến lược Thượng tướng Sergei Karakayev hôm 17-12 cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Báo Krasnaya Zvezda.
- Tiêm kích Su-27 Ukraine bổ nhào xuống đất, phi công thiệt mạng
- Syria đánh chặn nhiều tên lửa lạ bất ngờ tấn công sân bay Damascus
“Các tổ hợp đầu tiên được lên kế hoạch đưa vào phục vụ chiến đấu tại trung đoàn tên lửa trực thuộc sư đoàn Dombarosky bắt đầu vào năm tới,” ông Karakayev cho biết.
Avangard là một hệ thống tên lửa đạn đạo chiến lược xuyên lục địa (ICBM) được trang bị đầu đạn lượn siêu thanh. Theo các nguồn tin mở, vũ khí mang tính “đột phá” được Liên hiệp Nghiên cứu và Sản xuất Cơ khí Nga phát triển và thử nghiệm từ năm 2004.
Đầu đạn lượn có thể bay với tốc độ siêu thanh xuyên qua các lớp khí quyển dày, nhào lộn trên đường bay và độ cao để phá vỡ bất kỳ hệ thống phòng thủ tên lửa.
Các hệ thống tên lửa Avangard sẽ bắt đầu phục vụ Quân đội Nga từ năm 2019. Ảnh: TASS |
Tổng thống Nga Vladimir Putin công bố vũ khí mới trong Thông điệp liên bang trước Quốc hội vào ngày 1-3.
Sau đó, lãnh đạo Nga cho biết trong cuộc phỏng vấn “Nhân dân hỏi và Tổng thống trả lời” vào ngày 7-6 rằng hệ thống Avangard đã sẵn sàng quá trình sản xuất hàng loạt và sẽ vũ khí sẽ được chuyển giao cho Quân đội vào năm 2019.
UR-100N UTTKh (SS-19 Stiletto) là phiên bản nâng cấp hạng nặng của tổ hợp tên lửa UR-100 được phát triển trong thời Liên bang Xô viết vào năm những năm 1960 bởi Cục quân khí 52 do nhà khoa học quân sự Vladimir Chelomei chỉ đạo. Vũ khí phục vụ Quân đội Xô viết vào năm 1980.
Hiện tại, Lực lượng Tên lửa Chiến lược Nga điều hành 30 tên lửa loại này được phóng từ silo (hầm phóng), theo các nguồn tin mở. Tên lửa có tải trọng phóng khoảng 100 tấn và tải trọng quăng khoảng 4,5 tấn.
Ban đầu, UR-100N UTTKh sẽ là thiết bị mang phóng cho vũ khí siêu thanh chiến lược của Nga. Cuối cùng, nó sẽ được thay thế bằng ICBM Sarmat.