Tổng kết Sáng kiến chung Việt Nam- Nhật Bản giai đoạn VI
- Khởi động Sáng kiến chung Việt Nam – Nhật Bản giai đoạn 6
- Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản thúc đẩy đầu tư
Sáng kiến chung Việt Nam- Nhật Bản giai đoạn VI có thời gian thực hiện 16 tháng, từ 8/2016- 12/2017. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, sau 16 tháng triển khai, hai bên đã thực hiện tốt Kế hoạch hành động giai đoạn VI.
Theo đó, đã có 28 cuộc đối thoại chính sách giữa các cơ quan liên quan của Việt Nam với phía Nhật Bản nhằm trao đổi về nội dung, kế hoạch hành động. Nhiều khuyến nghị chính sách mang tính xây dựng của phía Nhật Bản đã được các bộ, ngành liên quan tiếp thu hoặc ghi nhận, tiếp tục nghiên cứu để báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét trong quá trình hoàn thiện pháp luật, chính sách và tổ chức thực thi.
Sáng kiến chung Việt Nam- Nhật Bản đã góp phần không nhỏ trong việc thúc đẩy đầu tư mới, cũng như mở rộng đầu tư của các doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam. Đồng thời, cũng là kênh thông tin hữu hiệu để các cơ quan của Việt Nam hoàn thiện cơ chế, chính sách và thực thi chính sách pháp luật.
Theo đánh giá của Ủy ban hỗn hợp Sáng kiến chung Việt Nam- Nhật Bản, trong tổng số 32 hạng mục nêu triển khai trong giai đoạn VI đã có tới 26 hạng mục triển khai tốt hoặc đang được triển khai, |
Theo đánh giá của Ủy ban hỗn hợp Sáng kiến chung Việt Nam- Nhật Bản, trong tổng số 32 hạng mục nêu triển khai trong giai đoạn VI đã có tới 26 hạng mục triển khai tốt hoặc đang được triển khai, chỉ có 6 hạng mục chưa triển khai. 19 hạng mục triển khai tốt và đúng tiến độ bao gồm các hạng mục liên quan đến các vấn đề dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, dịch vụ logistics- vận tải, lao động.
Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng và Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Umeda Kunio trao đổi biên bản ký kết
|
Đánh giá về kết quả 14 năm thực hiện Sáng kiến chung Việt Nam- Nhật Bản nói chung và kết quả thực hiện giai đoạn VI nói riêng, ông Hideo Ichikawa- Chủ tịch Ủy ban kinh tế Việt- Nhật cho rằng, về cơ bản, Sáng kiến chung Việt Nam- Nhật Bản đã có tác động tích cực cho Việt Nam trong mục tiêu cải thiện môi trường đầu tư, tăng cường khả năng cạnh tranh của nền kinh tế.