Thu hoạch cá mú nghệ “khổng lồ” nuôi trên phá Tam Giang
Đây là loài cá mú nghệ được Trung tâm Khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo (KN&ĐMST) Đại học Huế thả nuôi thử nghiệm từ năm 2015 tại xã Lộc Bình, huyện Phú Lộc sau khi đánh bắt được với trọng lượng khoảng 25kg.
- Cứu hộ bất thành cá khổng lồ bị trọng thương
- Tiền Giang: Bắt được cá khổng lồ nặng gần 2 tấn
- Bắt được cá khổng lồ ở quận 2, TP.HCM
Chiều 24/6, Trung tâm KN&ĐMST Đại học Huế cho biết, Trung tâm vừa thu hoạch con cá mú “khổng lồ” có trọng lượng hơn 25kg.
Theo Trung tâm KN&ĐMST Đại học Huế, đây là loài cá mú nghệ được Trung tâm thả nuôi thử nghiệm từ năm 2015 trên phá Tam Giang tại xã Lộc Bình, huyện Phú Lộc sau khi đánh bắt được với trọng lượng khoảng 25kg.
Cá mú nghệ có giá trị kinh tế cao, giá bán thương phẩm từ 400 đến 500.000 đồng/kg. Nội tạng cá mú nghệ là món ăn được nhiều người ưa thích.
Con cá mú nghệ “khổng lồ” có trọng lượng hơn 55kg. |
Cá mú nghệ hay gọi là cá song vua (Epinephelus lanceolatus), tên tiếng Anh là Giant grouper, có nghĩa là loài cá khổng lồ trong các loài cá mú. Đây là loài cá xương lớn nhất được tìm thấy ở các rạn san hô, là biểu tượng thủy sinh của bang Queensland, Úc.
Cá mú nghệ sống ở khắp vùng Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, trừ vịnh Ba Tư. Ở Việt Nam, cá mú nghệ phân bố tại một số vùng biển nhưng khá ít. Cá mú nghệ thường sống ở vùng nước nông và ăn nhiều loài thuỷ sinh ở biển, kể cả cá mập nhỏ và rùa biển nhỏ.
Loài cá này có tốc độ sinh trưởng nhanh, là loài cá nước mặn - lợ nhưng có khả năng chịu đựng và sống được trong môi trường nước ngọt trong thời gian lên đến hơn 30 ngày.
Từ trước đến nay, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế chưa tập trung phát triển nuôi thương phẩm cá mú nghệ và cũng chưa chủ động về sản xuất con giống. Vì thế, việc Trung tâm KN&ĐMST Đại học Huế nuôi thử nghiệm thành công cá mú nghệ là bước tiến quan trọng trong công tác nghiên cứu, nhân giống về loài cá này.