Du lịch đẩy mạnh bảo vệ môi trường, tăng hạng cạnh tranh trên WEF
- Ngôi làng vật vã vì rác thải nhựa
- Rác thải nhựa tràn vào rừng phòng hộ
- Triển lãm ảnh rác thải nhựa “Hãy cứu biển” - S.O.S
Tình trạng ô nhiễm môi trường, đặc biệt là ô nhiễm từ chất thải nhựa đã làm giảm sự hấp dẫn của các điểm tham quan du lịch nói riêng và du lịch cả nước nói chung.
Trên bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh du lịch và lữ hành toàn cầu do Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) công bố, tiêu chí bảo vệ môi trường của Việt Nam đang là điểm yếu, chỉ xếp 129/136 quốc gia xét về tính bền vững của môi trường.
Cũng theo ông Bình, sự phát triển nhanh chóng của du lịch thời gian qua đã góp phần tích cực vào phát triển kinh tế- xã hội của đất nước nói chung và các địa phương nói riêng. Bên cạnh những tác động tích cực, hoạt động du lịch đã có những ảnh hưởng nhất định đến môi trường.
Rác thải nhựa làm giảm sức hấp dẫn của điểm tham quan du lịch |
Để ngăn chặn có hiệu quả tình trạng xả rác , làm ô nhiễm môi trường tại các khu, điểm du lịch, các cơ sở kinh doanh du lịch trên toàn quốc, Hiệp hội Du lịch Việt Nam đã ban hành chương trình hành động “Du lịch chung tay bảo vệ môi trường , hạn chế rác thải nhựa”.
Theo chương trình này, Hiệp hội du lịch các tỉnh,thành phố căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương phối hợp với chính quyền và cơ quan quản lý Nhà nước trên địa bàn xây dựng qui chế bảo vệ môi trường, hạn chế rác thải nhựa trong các cơ quan, doanh nghiệp du lịch, các khu, điểm du lịch. Hiệp hội phát động phong trào Du lịch chung tay bảo vệ môi trường, hạn chế rác thải nhựa trong các khu, điểm du lịch và trong hoạt động của các doanh nghiệp du lịch.
Cùng với việc triển khai xây dựng các sản phẩm du lịch xanh nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững của du lịch tại địa phương, tuyên truyền, nâng cao nhận thức về môi trường và hạn chế tối đa tiến tới không sử dụng túi nilon và loại đồ nhựa dùng 1 lần, tổ chức các đợt ra quân định kỳ dọn vệ sinh, thu gom rác thải , rác thải nhựa tại các khu, điểm du lịch.
Hiệp hội du lịch và các doanh nghiệp sẽ nỗ lực xây dựng các mô hình, điểm đến được công nhận bền vững về môi trường, tăng cường sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường, ứng dụng công nghệ quản lý du lịch theo hướng bền vững, thu gom, phân loại, xử lý chất thải trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch, khu du lịch, điểm du lịch theo đúng quy định. Chất thải rắn, chất thải nhựa phải được thu gom và phân loại tại chỗ.
Tuy nhiên, Hiệp hội Du lịch Việt Nam cũng nhận định, đây là hoạt động mang tính lâu dài nên hàng năm sẽ có tổ chức sơ, tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm, kịp thời động viên, khen thưởng các tập thể, doanh nghiệp và cá nhân tiêu biểu trong triển khai chương trình để tiếp tục tổ chức thực hiện hiệu quả hơn trong thời gian tiếp theo.