Cần thay đổi tư duy xuất khẩu hàng hóa nông thủy sản sang Trung Quốc
- Cách nào khơi thông xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc?
- Gỡ 3 “nút thắt” để phát triển xuất khẩu nông sản Việt Nam
- Doanh nghiệp cần lưu ý khi xuất khẩu nông sản vào Trung Quốc
- Nhiều giải pháp nâng cao giá trị xuất khẩu nông sản Việt
Hội nghị do Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh và Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường đồng chủ trì với sự tham dự của Lãnh đạo, đại diện các bộ, ban, ngành, địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp (DN) hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu (XK) nông thủy sản nhằm mục tiêu rà soát, đánh giá tình hình và bàn các biện pháp tháo gỡ khó khăn, định hướng tổ chức lại sản xuất, xuất khẩu, góp phần tận dụng tốt các lợi thế từ Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN - Trung Quốc và phát triển XK nông thủy sản bền vững sang thị trường này thời gian tới.
Phát biểu khai mạc Hội nghị, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh chỉ ra những bất cập, hạn chế, chưa thực sự bền vững trong khâu tổ chức sản xuất, XK, khó kiểm soát vấn đề chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc. Các DN Việt Nam còn thiếu thông tin, nghiên cứu, tìm hiểu về thị hiếu, nhu cầu của thị trường, giữ tập quán kinh doanh chứa đựng nhiều yếu tố rủi ro, không ổn định về thị trường, dẫn tình trạng tồn đọng, ùn ứ trong nước và ảnh hưởng đến tiến độ, hiệu quả xuất khẩu.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, hoạt động XK nông sản của chúng ta cần chú trọng về công tác quy hoạch, tái cơ cấu sản xuất hàng nông thủy sản, coi trọng, quan tâm đến công tác đàm phán mở cửa thị trường, tăng cường quản lý, kiểm soát chất lượng, tiêu chuẩn hàng nông thủy sản nhằm vượt qua các hàng rào kỹ thuật, đồng thời thông tin, định hướng, hỗ trợ cho người nông dân, các doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất, chế biến xuất khẩu, cũng như các chính sách nhằm tăng cường liên kết chuỗi.
Tại hội nghị, các đại biểu tập trung thảo luận cụ thể hơn về thực trạng trong hoạt động xuất khẩu nông thủy sản sang thị trường Trung Quốc, tiếp tục chia sẻ, cung cấp thông tin về các yêu cầu thị trường, đánh giá những tiềm năng, triển vọng, đồng thời chỉ ra những vấn đề tồn tại, hạn chế, qua đó đề xuất, kiến nghị các giải pháp cụ thể nhằm đáp ứng yêu cầu thị trường, vượt thách thức, khắc phục những tồn tại, hạn chế, cũng như tăng cường cơ chế phối hợp giữa các cơ quan quản lý ở Trung ương, địa phương, doanh nghiệp trong công tác tổ chức sản xuất, xuất khẩu.
Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý nhà nước cũng đã phổ biến, tuyên truyền về các cơ chế, chính sách của Chính phủ, Bộ Công thương và các bộ, ngành liên quan đến xuất khẩu nông thủy sản sang thị trường Trung Quốc; đồng thời hướng dẫn về các quy định, tiêu chuẩn của Trung Quốc (kiểm dịch động thực vật, quản lý an toàn thực phẩm, quy cách đóng gói, nhãn mác...) tới các địa phương nuôi trồng, xuất khẩu trọng điểm, các hiệp hội ngành hàng, các doanh nghiệp XK và các cơ quan truyền thông báo chí để nắm bắt và có kế hoạch XK phù hợp, đáp ứng đúng yêu cầu của thị trường