NASA xác nhận tồn tại Hành tinh thứ 9
- NASA đang tìm cách ngăn chặn tiểu hành tinh sẽ lao vào Trái Đất vào năm 2022
- NASA với tham vọng khám phá không gian mới
- NASA tuyển cảnh sát bảo vệ trước nguy cơ từ người ngoài hành tinh
Hành tinh này được cho là lớn hơn Trái đất ít nhất 10 lần, đường kính khoảng 13.000-26.000 km và xa hơn Mặt trời khoảng 20 lần so với sao Hải vương. Các mô phỏng cũng chỉ ra Hệ mặt trời của chúng ta có thể không bao giờ chạm trán một hành tinh du mục lớn hơn Sao Hải vương.
Hành tinh thứ 9 có thể quay quanh Mặt trời theo một quỹ đạo hình êlíp với chu kỳ khoảng 10.000-20.000 năm. Bán trục lớn của quỹ đạo vào khoảng 700 đơn vị thiên văn - AU (1 AU tương đương 150 triệu km) gấp khoảng 20 khoảng cách từ Mặt trời đến Sao Hải vương.
Theo NASA, trong khi thế giới huyền bí vẫn chưa được “nhìn thấy”, các nhà thiên văn học đã phát hiện ra một số đặc điểm kỳ lạ của Hệ mặt trời của chúng ta, cho thấy rõ ràng bởi sự có mặt của Hành tinh thứ 9.
Konstantin Batygin, nhà thiên văn học thuộc Viện Công nghệ California (Caltech) ở Pasadena cho biết: "Hiện nay có 5 dòng chứng cứ quan sát khác nhau chỉ ra sự tồn tại của Hành tinh thứ 9. Nếu bạn tưởng tượng Hành tinh thứ 9 không tồn tại, thì rất nhiều hiện tượng không thể giải thích được”.
Tháng 10-2014, lần đầu tiên Hành tinh thứ 9 được 2 nhà thiên văn học Scott Sheppard của Viện Khoa học Carnegie ở Washington DC và Chadwick Trujillo thuộc Đài quan sát Gemini tại Hawai (Mỹ) xem xét một cách nghiêm túc.
Tháng 1-2016, 2 nhà thiên văn học Konstantin Batygin và Mike Brown thuộc Viện Công nghệ California tìm thấy bằng chứng về một hành tinh như vậy trong quỹ đạo của một số bộ phận thuộc phần rìa ngoài của Hệ mặt trời. Phát hiện cho thấy tất cả các hành tinh trong vành đai Kuiper đều có các quỹ đạo hình êlip cùng hướng và nghiêng khoảng 30 độ so với mặt phẳng có 8 hành tinh chính thức trong Hệ mặt trời.
Nhà nghiên cứu Brown phỏng đoán hành tinh thứ 9 giống như một hành tinh băng khổng lồ, tương tự như các thành phần của Sao Thiên vương và Sao Hải vương: một hợp chất đá và chất bay hơi (volatile) với một lượng khí gas bao quanh.
Sử dụng các mô phỏng máy tính của Hệ mặt trời với Hành tinh thứ 9, Batygin và Brown cũng chỉ ra rằng cần có nhiều hành tinh nghiêng một góc 90 độ so với Mặt trời. Theo các nhà nghiên cứu, thêm 5 hành tinh như vậy đã được biết là phù hợp với các thông số này.
Kể từ đó, các nhà thiên văn học đã tìm thấy bằng chứng mới ủng hộ sự tồn tại của Hành tinh thứ 9. Với sự trợ giúp của Elizabeth Bailey, một nhà thiên vãn học và nhà khoa học hành tinh tại Caltech, nhóm nghiên cứu cho thấy ảnh hýởng của Hành tinh thứ 9 đến độ nghiêng của các hành tinh trong Hệ mặt trời của chúng ta, điều này có thể giải thích tại sao khu vực có 8 hành tinh lớn quay quanh Mặt trời bị nghiêng 6 độ so với đường Xích đạo. Sự hiện diện của Hành tinh thứ 9 giải thích tại sao Kuiper Belt lại quay quanh hướng ngược lại trong Hệ mặt trời.
Batygin cho biết: "Không có mô hình nào khác có thể giải thích sự kỳ lạ của những quỹ đạo có độ nghiêng cao này”.
Các nhà nghiên cứu dự định sử dụng kính viễn vọng Subaru tại Đài Thiên văn Mauna Kea ở Hawaii nhằm tìm Hành tinh thứ 9 để xem xem thế giới huyền bí đến từ đâu.
Các hành tinh phổ biến nhất được khám phá trong dải Thiên hà được các nhà thiên văn gọi là "Siêu Trái đất" - các hành tinh lớn hơn Trái đất, nhỏ hơn Sao Hải vương. Tuy nhiên, chưa có hành tinh nào được phát hiện trong Hệ mặt trời của chúng ta, có nghĩa Hành tinh thứ 9 có thể là "siêu trái đất của chúng ta", các nhà nghiên cứu cho biết.