NASA với tham vọng khám phá không gian mới

Thứ Năm, 21/09/2017, 17:49
Sau sự ra đi của tàu thăm dò Cassini, NASA cho biết vẫn sẽ tiếp tục các sứ mệnh không gian mới của mình.


Theo truyền thông nước ngoài đã đưa tin trước đó, vào ngày 19-9, tàu vũ trụ Cassini của Cơ quan hành không vũ trụ Mỹ (NASA) đã lao vào bầu khí quyển của sao Thổ, kết thúc hành trình 13 năm khám phá sao Thổ của mình. 

Các dữ liệu điều tra và dữ liệu được cung cấp bởi con tàu này đã hoàn toàn thay đổi sự hiểu biết của các nhà khoa học về hệ mặt trời và giúp nhận thức rõ hơn về điều kiện cho sự sống của hành tinh này.

Tiến sĩ Earl Maize, quản lí dự án Cassini cho biết: “Tuy tàu vũ trụ Cassini đã hoàn thành được sứ mệnh lịch sử của mình và nói lời tạm biệt với chúng ta, thế nhưng chúng ta nhất định vẫn phải tiếp tục khám phá sao Thổ cùng với những vệ tinh bí ẩn xung quanh nó.”

Cassini là dự án hợp tác giữa NASA với Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) và Cơ quan Vũ trụ Ý (ASI).  Ảnh: NASA

Trên thực tế, rất nhiều nhóm nghiên cứu đang lên kế hoạch làm thế nào để “quay lại sao Thổ”,  dự án "New Frontiers" của NASA có kế hoạch thực hiện 5 chương trình thăm dò, bao gồm các tàu thăm dò sao Diêm Vương, tàu thám hiểm quay quanh sao Mộc Juno và tàu không gian thăm dò tiểu hành tinh OSIRIS-Rex.

Tàu thăm dò Cassini đã từng là tàu thăm dò bầu khí quyển sao Thổ đầu tiên, trong khi đó đó dự án “New Frontiers” vẫn sẽ tiếp tục tiến hành thăm dò sao Thổ, thậm chí sẽ vượt qua tàu thăm dò Cassini để mở rộng hơn nữa phạm vi thăm dò.

Tàu thăm dò bầu khí quyển và bên trong sao Thổ (SPRITE) sẽ đi vào bầu khí quyển của sao Thổ, khảo sát và phân tích thành phần và cấu trúc khí quyển của Sao Thổ trong khoảng 90 phút sau đó mới bị phá hủy và thiêu rụi. Ngược lại, tàu Cassini đã không làm được điều này, nó chỉ tồn tại được trong bầu khí quyển sao Thổ khoảng từ 1-2 phút.

Amy Simon, người phụ trách dự án Center Flight Goddard của NASA, chỉ ra rằng các phép đo cơ bản của cấu trúc bên trong và sự phong phú của khí quyển sao Thổ sẽ giúp phân tích tốt hơn sự hình thành của hệ mặt trời và đồng thời giúp chúng ta hiểu hơn về hệ thống các hành tinh khác.

Các tàu thăm dò khí quyển và bên trong sao Thổ sẽ phụ trách tiến hành các nhiệm vụ như trên, các tàu thăm dò này sẽ giúp thu được rất nhiều “dữ liệu thực” từ sao Thổ.

Một bức ảnh chụp trọn vẹn sao Thổ. Ảnh: NASA

Theo NASA, tàu thăm dò Cassini đã thực hiện nhiệm vụ thứ 127 là lần cuối cùng tiếp cận gần vệ tinh Titan, tàu thám hiểm Huysgen đã được tách ra từ Cassini vào ngày 25-12-2004 và rơi dần vào bầu khí quyển Titan, chạm xuống bề mặt của hành tinh này vào ngày 14-1-2005.

Các kết quả mà tàu Cassini và Huygens thu được đã vén màn bí mật của hệ thống sao Thổ, kết quả thăm dò cho thấy có những cơn mưa hydrocacbon trên bầu trời Titan, bề mặt Titan hình thành các hồ và biển Metan, diện tích của một số biển còn tương đương với diện tích của Biển Đen ở Trái Đất...

Các nhà thiên thể sinh vật học cho biết, rất có khả năng những hiện tượng đặc biệt ngoài trái đất này có các điều kiện để hình thành sự sống. Tàu thăm dò Cassini đã chỉ ra rằng, Titan cũng có thể là một môi trường sống mới do tồn tại đại dương lỏng dưới lớp vỏ bề mặt. 

Trong thực tế, Cassini trong quá trình va chạm với sao Thổ, đã cố để có thể tránh va chạm với Enceladus (vệ tinh lớn thứ sáu của Sao Thổ) và Titan, từ đó tránh việc hai vệ tinh này bị chịu sự ô nhiễm của các vi sinh vật trái đất.

Enceladus nhìn từ Cassini trong ảnh chụp ngày 13-9-2017. Ảnh: NASA

Hiện tại, dự án "New Frontiers" đề xuất một chương trình không gian mang tên "Oceanus", nhằm khảo sát và phân tích bề mặt Titan và môi trường biển dưới lòng đất, phóng máy thăm dò vào quỹ đạo của Titan để quan sát nó. Ví dụ, máy dò có thể quan sát vật chất hữu cơ trong bầu khí quyển Titan và giúp nghiên cứu xác định độ dày và độ cứng của lớp vỏ Titan và xem liệu có thể truyền nhiệt nội tại cho bề mặt được hay không.

Chương trình không gian “Oceanus” sẽ tiếp tục phân tích những phát hiện gây kinh ngạc cho con người của tàu Cassini, thông quá đó phân tích vật chất hữu cơ trong chu trình khí tượng, phân tích bầu khí quyển, quá trình trao đổi giữa bề mặt chính và các bề mặt phụ, từ đó đánh giá khả năng có thể tồn tại sự sống ở Titan hay không.

Đồng thời, “New Frontiers” còn lên kế hoạch cho “máy thăm dò chuồn chuồn Titan”, nó sẽ phóng một thiết bị bay không người lái (UAV), nghiên cứu vệ tinh này ở trên không trung và dưới mặt đất. 

Đầu năm nay, Elizabeth Turtle, một nhà khoa học nghiên cứu các hành tinh, thuộc Phòng thí nghiệm Nghiên cứu Ứng dụng Đại học Johns Hopkins, người phụ trách của “chiếc máy thăm dò chuồn chuồn” này cho biết, chiếc UAV này dễ dàng bay trên Titan hơn là bay trên Trái Đất vì bầu khí quyển của Titan dày hơn Trái Đất trong khi lực hút của Titan chỉ bằng 14% lực hút Trái Đất. 

Điều này có nghĩa là chiếc máy dò này có thể di chuyển vài chục km một lần. Chiếc UAV này có thể nghiên cứu chi tiết các thành phần của chất hữu cơ ở trong các khu vực khác nhau của Titan.

Bà Elizabeth nói: “Những chiếc UAV chuồn chuồn này là một khái niệm hoàn toàn mới, nó có thể khám phá được các khu vực khác nhau ở bề mặt Titan, miêu tả những đặc trưng của sự sống ở Titan, điều tra các quá trình hóa học trước nguồn gốc của sự sống và tìm kiếm các dấu hiệu hóa học của sự sống dựa trên nước hoặc hydrocarbon.” Bà và các đồng nghiệp sẽ nghiên cứu nội dung báo cáo và công bố trong Hội nghị khoa học về Mặt trăng và các hành tinh lần thứ 48.

Được biết trong 12 hạng tham gia vào dự án New Frontiers, có 5 hạng mục thăm dò sao Thổ, còn 7 hạng mục còn lại sẽ tiến hành thăm dò sao Kim, sao chổi và mặt trăng. Jim Green cho biết: “Thời đại của Cassini đã kết thúc, trong tương lai chúng tôi sẽ tiếp tục quay trở lại quỹ đạo sao Thổ để phân tích, thăm dò nó cùng các vệ tinh khác, chúng tôi tin những nhiệm vụ thăm dò trong thời gian tới sẽ nhanh chóng được tiến hành!”.

Cao Trung
.
.
.