Tư tưởng Irrendentism và mơ ước giành lại Mosul của Thổ Nhĩ Kỳ

Thứ Sáu, 28/10/2016, 10:42
Trong những tuần qua, mâu thuẫn giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Iraq về vai trò của Thổ Nhĩ Kỳ trong chiến dịch quân sự tấn cống tổ chức khủng bố IS giải phóng Mosul đã làm bùng phát tư tưởng irrendentism, có nghĩa tái chiếm/tuyên bố một vùng đất hoặc lãnh thổ bị mất hoặc khó đòi lại, hàm ý khôi phục một quốc gia theo mô hình đế chế Ottoman.

Từng có 2 dịp riêng rẽ, Tổng thống Recep Tayyip Erdogan chỉ trích Hiệp ước Lausanne tạo ra biên giới hiện đại của Thổ Nhĩ Kỳ, làm cho quốc gia này trở nên bé nhỏ. 

Ông từng nói về lợi ích quốc gia, số phận thiểu số cư dân gốc Thổ Nhĩ Kỳ đang sinh sống ở ngoài vành đai biên giới, cũng như tuyên bố lịch sử đối với thành phố Mosul ở Iraq. Và cùng với tin tức về máy bay không quân Ankara ném bom Lực lượng vũ trang Kurd ở Syria, thường xuyên chặn máy bay Hy Lạp quanh vùng biển Aegean, truyền thông nhà nước Thổ Nhĩ Kỳ còn phát hành bản đồ cổ so với bản đồ được phân định biên giới mới.

Ngay khi quan sát, bản đồ xuất hiện trên truyền hình Thổ Nhĩ Kỳ tương tự như bản đồ được tạo ra bởi những người ủng hộ Hy Lạp, Maccedonia, Bulgaria, Armenia, Azerbaijan và Syria lớn hơn so với hiện tại. Bản đồ của Thổ Nhĩ Kỳ ám chỉ Đế chế Ottoman có lãnh thổ rộng khắp khu vực Trung Đông và một phần Đông Âu.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan.

Nhưng lịch sử chính xác đằng sau đường biên giới Thổ Nhĩ Kỳ hình dung đã cho thấy những dấu hiệu đầu tiên về tư tương chủ nghĩa tân dân tộc của Tổng thống Erdgoan. Chúng dường như có ý hiển thị ranh giới được đặt ra trong Hiệp ước Quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ, một tư liệu mà ông Erdogan gần đây đề nghị Thủ tướng Iraq “cần đọc rõ” để “hiểu” về lợi ích của Ankara ở Mosul.

Được ký vào năm 1920, sau khi Đế quốc Ottoman bại trận trong Thế chiến I, Hiệp ước Quốc gia xác định những phần lãnh thổ thuộc về đế chế. Cụ thể hơn, Hiệp ước những vùng đất từng nằm dưới quyền kiểm soát của quân đội Ottoman vào năm 1918, khi Constantinaople ký một hiệp định chiến đấu với lực lượng đồng minh. Về biên giới miền Nam Thổ Nhĩ Kỳ, nó chạy từ phía Bắc Aleppo hiện thuộc Syria đến khu vực Kirkuk thuộc Iraq ngày nay.

Khi các đồng minh tuyên bố kế hoạch rời bỏ Ottoman vào cuối năm 1918, dẫn đến một cuộc chiến mới: Quân đội Hoàng đế Mustafa Kemal Ataturk đánh bại lực lượng châu Âu, lập ra Thổ Nhĩ Kỳ tồn tại cho đến ngày nay. Hơn một phần thế kỷ qua, lịch sử Thổ Nhĩ Kỳ ca ngợi Ataturk về nhận diện biên giới được hình dung theo Hiệp ước Quốc gia.

Ngày nay, Tổng thống Erdogan thường xuyên nhắc đến Seljuls, một cộng đồng dân Thổ Nhĩ Kỳ sống trước thời kỳ đế quốc Ottoman ở Trung Đông trong nhiều thế kỷ, và thậm chí còn phát hiện ra một nơi không rõ về cộng đồng dân thời kỳ tiền Cộng hòa Hồi giáo, chẳng hạn người Avars, Karakhanids lần đầu tiên xuất hiện trong tư liệu tuyên truyền của Ataturk vào những năm 30 của thế kỷ trước.

Tương tự như vậy, ở Syria và Iraq, Tổng thống Erdogan đang nhắm tới giành được mục tiêu quốc gia lâu dài, đánh tan Tổ chức Công nhân Kurd (PKK), bằng cách xây dựng chính sách đối ngoại cô lập, cụ thể sử dụng sức mạnh của thiểu số cộng đồng dân gốc Thổ Nhĩ Kỳ  hiện sống ở các nước láng giềng.

Chẳng hạn, Lữ đoàn Sultan Murad là một trong những tài sản quân sự đang được Thổ Nhĩ Kỳ khai thác chống lại chính quyền Syria và PKK.

Trong khi đó, cộng đồng dân tộc thiểu số Turkmen đang sống ở Mosul cũng là một “tài sản” của Ankara ở Iraq. Lực lượng Đặc biệt Thổ Nhĩ Kỳ đã hợp tác với Mặt trận Dân tộc Turkmen Iraq ít nhất là từ năm 2003 để mở rộng ảnh hưởng của Thổ Nhĩ Kỳ và chống lại PKK ở miền bắc Iraq.

Trong thời gian gần đây, ông Erdogan cũng nhấn mạnh đến một yếu tố mới trong chương trình nghị sự về chính sách đối ngoại. Trong một bài phát biểu về Mosul, ông tuyên bố Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không bán những người anh em Turkmen hay trang trọng hơn, huynh đệ Hồi giáo Arab Sunni. Tương tự chủ nghĩa dân thế tục, chủ nghĩa huynh đệ Sunni cũng hấp dẫn đối những người dân trong nước.

Nói rộng hơn, chính sách can  thiệp hiện tại của Thổ Nhĩ Kỳ đối với Syria và Iraq phù hợp với kế hoạch khôi phục đế chế Ottoman, Ankara từng tỏ ra nhạy cảm với irredentism trong quá khứ để rồi phải lãnh nhận sự bất ổn tương tự như những gì Trung Đông đang trải qua hiện nay. Chẳng hạn, Thổ Nhĩ Kỳ sáp nhập tỉnh Hatay, sau đó địa phương này bị rơi vào tay thực dân Pháp vì cuộc khủng hoảng châu Âu trước khi Thế chiến I bùng nổ.

Để thực hiện kế hoạch phục quốc Ottoma, Thổ Nhĩ Kỳ huy động quân đội tấn công Syria vào năm 1998, nhằm gây sức ép buộc Damascus không che giấu các lãnh đạo PKK. 

Tương tự như vậy, Thổ Nhĩ Kỳ duy trì một lực lượng quân sự ở sát Mosul trong hơn 20 năm qua, chờ đợi thời cơ giành lại vùng đất này, và thời cơ đó đã đến khi Iraq phát động tổng tấn công “Thủ đô” của cái gọi là Nhà nước Hồi giáo (tổ chức khủng bố IS) tự xưng, Ankara muốn tham gia chiến địch nhằm phóng ra “một mũi tên trúng 2 đích”, thực hiện thành công kế hoạch irrendentism và tiêu diệt tổ chức PKK.

Tuy nhiên, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ khó có thể sáp nhập một phần lãnh thổ hiện thuộc về Iraq. Sự kết hợp của những tấm bản đồ mang tư tưởng irredentist (đòi lại đất) với tuyên bố tái chiếm chủ quyền, dù sao đi nữa, cho thấy cái nhìn sâu sắc về chính sách đối nội cũng như đối ngoại đầy tham vọng hiện nay của Thổ Nhĩ Kỳ nhằm định vị lại vị trí cường quốc, tạo ra một đối trọng với Mỹ và Nga.

Tuy nhiên, nếu Ankara thực hiện mọi biện pháp quân sự để “giải phóng” Mosul, điều đó thể gây nguy hiểm trầm trọng cho an ninh khu vực và cuộc chiến chống khủng bố quốc tế sẽ gặp nhiều khó khăn hơn.

Ph.Trúc-Ng.Thy
.
.
.