Lệnh trừng phạt của Mỹ sẽ châm ngòi cuộc chiến kinh tế toàn diện với Nga
Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev. Ảnh Sputnik |
Ông Medvedev đã so sánh lệnh trừng phạt mới này với đạo luật Jackson-Vanik, được Quốc hội Mỹ đưa năm 1974 với nội dung chủ yếu là cấm trong buôn bán với các nước xã hội chủ nghĩa và không cho phép các quốc gia này tiếp cận những chương trình của Chính phủ Mỹ.
Thủ tướng Nga nhấn mạnh rằng, dự luật mới này thậm chí còn có thể khắc nghiệt hơn đạo luật Jackson-Vanik, thậm chí có thể kéo dài nhiều năm vì nó mang tính chất toàn diện và không thể hủy bỏ bằng một sắc lệnh đặc biệt của tổng thống mà không có sự đồng ý của quốc hội.
Ông Medvedev nhận định, trừ phi có một "phép màu" xảy ra thì lệnh cấm vận mới có thể được gỡ bỏ. Hai nước sẽ phải đàm phán, sẽ phải có sự can thiệp của các tòa án hòa giải và nhiều tổ chức quốc tế để giải quyết những vấn đề căng thẳng này.
Thủ tướng Medvedev cho biết, những lệnh trừng phạt mới này đã chấm dứt hy vọng cải thiện quan hệ với chính quyền mới của Mỹ.
"Đây là một tuyên bố về một cuộc chiến kinh tế toàn diện với Nga", ông Medvedev viết trong một bài viết trên Facebook với cả tiếng Anh và tiếng Nga. Ông Medvedev đã viết: "Trừ phi một phép lạ xảy ra," dự luật này sẽ ảnh hưởng đến quan hệ Mỹ-Nga trong nhiều thập kỷ tới."
Cảnh báo Washington về "một số hậu quả" của lệnh cấm này, Thủ tướng Nga đã chỉ ra một số "điểm yếu" của Nhà Trắng, trong đó có việc không có khả năng chịu được áp lực chính trị nội bộ.
Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Nga cho biết, với việc dự lệnh trừng phạt Nga được ký, Washington đã bắt tay vào một "chính sách nguy hiểm, đầy rẫy sự xói mòn đối với sự ổn định toàn cầu, mà cả Moscow và Washington đều phải chịu trách nhiệm đặc biệt".
Bộ Ngoại giao Nga nhấn mạnh rằng Moscow "có quyền sử dụng các biện pháp đối phó khác", ngoài việc trục xuất các nhà ngoại giao Mỹ và rằng Nga sẽ luôn tuân theo các lợi ích quốc gia bất chấp áp lực kinh tế từ bất kể nước nào.