Những điều ít biết về 3 phụ nữ nhận giải thưởng Nobel Vật lý
- Nobel Hòa bình 2018 vinh danh những người hùng chống nạn bạo lực tình dục
- Nobel Hóa học 2018 được trao cho công trình "Darwin trong ống nghiệm"
Và giới chuyên môn cũng quan tâm hơn tới giải Nobel Vật lý năm 2018 khi người được xướng danh cùng bà Donna Strickland là nhà vật lý người Mỹ Arthur Ashkin, 96 tuổi - trở thành người đoạt giải Nobel lớn tuổi nhất từ trước đến nay.
Và bà Donna Strickland cũng là người phụ nữ Canada đầu tiên nhận giải Nobel Vật lý. Bà Donna Strickland và nhà vật lý người Pháp Gerard Mourou cùng được vinh danh (chia nhau 50% giải thưởng còn lại) bởi phương pháp tạo ra xung quang học cường độ cao cực ngắn - mở đường để các xung laser mạnh nhất và ngắn nhất được tạo ra.
Marie Curie và Maria Goeppert Mayer. |
Điều thú vị là bà Donna Strickland và ông Gerard Mourou đều làm nghiên cứu sinh tiến sĩ cùng nhau tại trường Đại học Rochester ở New York, Mỹ năm 1985. Sau khi biết tin, Viện Vật lý Mỹ đã gửi lời chúc mừng tới tất cả những người đoạt giải, đồng thời nhấn mạnh - rất vui khi Tiến sĩ Donna Strickland phá mốc 55 năm kể từ khi một phụ nữ được trao giải Nobel Vật lý khiến giải thưởng năm nay càng mang tính lịch sử.
"Chúng ta phải tôn vinh các nhà vật lý nữ bởi vì phái nữ chúng tôi đã làm nên kỳ tích. Tôi tự hào vinh dự là một trong những người phụ nữ ấy", bà Donna Strickland bày tỏ cảm xúc tại cuộc họp báo sau khi biết mình được xướng danh nhận giải Nobel vật lý năm 2018. Theo giới truyền thông, bà Donna Strickland hiện là Tiến sĩ giảng dạy tại trường Đại học Waterloo, Canada và khi biết tin đã tỏ ra vô cùng bất ngờ.
"Trước tiên, bạn sẽ nghĩ chuyện đó thật điên rồ, và đó cũng là suy nghĩ đầu tiên của tôi. Và sau đó bạn sẽ băn khoăn liệu điều đó có phải là sự thật hay không", bà Donna Strickland thổ lộ. Giới truyền thông đưa tin, bà Donna Strickland sinh năm 1959 tại Guelph, Ontario. Trước khi nhận bằng Tiến sĩ, bà Donna Strickland đã lấy bằng kỹ sư tại trường Đại học McMaster ở Hamilton năm 1981.
Theo giới chuyên môn, việc tạo ra các xung laser ngắn nhất và mạnh nhất từ trước tới nay đã trở thành tiêu chuẩn cho laser cường độ cao, để sử dụng trong nhiều lĩnh vực, trong đó có phẫu thuật chỉnh hình mắt. Và trong tương lai không xa còn có khả năng điều trị bệnh ung thư. "Giải Nobel Vật lý năm nay dành cho những phát minh mang tính cách mạng trong lĩnh vực vật lý laser.
Những vật dụng siêu vi và những diễn biến chớp nhoáng giờ đây hiện rõ nhờ vào ánh sáng mới. Những thiết bị với độ chính xác tối tân mở ra những lĩnh vực nghiên cứu mới chưa từng được khai phá, cùng với những ứng dựng lớn trong công nghiệp và y học", Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển tuyên bố khi xướng danh 3 nhà vật lý cho giải Nobel Vật lý năm 2018.
Vì được coi là một trong những giải thưởng danh giá nhất thế giới nên việc được nhận giải Nobel là niềm mơ ước của nhiều người, nhất là phụ nữ bởi kể từ lần đầu tiên diễn ra vào năm 1901, cho đến nay mới có 48 trong tổng số 892 cá nhân được vinh danh là nữ giới. Và trong tổng số 111 giải Nobel Vật lý từng được trao mới có 2 phụ nữ đã được xướng danh, đó là Marie Curie (1867-1934) và Maria Goeppert Mayer (1906-1972).
Không những là người phụ nữ đầu tiên nhận giải Nobel, mà còn là mỹ nhân duy nhất nhận 2 giải Nobel trong 2 lĩnh vực Vật lý, Hóa học và cho đến nay chưa ai vượt qua được bà Marie Curie, người Pháp gốc Ba Lan. 115 năm trước (1903), bà Marie Curie được xướng danh tại lễ trao giải Nobel Vật lý vì đã tiên phong trong nghiên cứu về bức xạ và đã đạt được bước đột phá trong lĩnh vực này.
Và chỉ 8 năm sau, bà Marie Curie tiếp tục nhận giải Nobel Hóa học bởi đã khám phá ra 2 nguyên tố hóa học radium và polonium. Nhưng chính vì làm việc với các chất phóng xạ trong 1 thời gian dài nên sức khỏe của bà Marie Curie đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Và chỉ sau 1 thời gian ngắn điều trị tại Trung tâm điều dưỡng Sancellemoz ở Pháp, ngày 4-7-1934, bà Marie Curie đã ra đi mãi mãi.
Bà Strickland trả lời phỏng vấn qua điện thoại ngay sau khi giải thưởng được công bố. |
Kể từ khi bà Marie Curie nhận giải Nobel Vật lý đầu tiên, mãi 60 năm sau, bà Maria Goeppert Mayer, người Mỹ gốc Đức mới trở thành người phụ nữ thứ hai được vinh danh trong lĩnh vực này. Sau khi nhận giải Nobel Vật lý năm 1963 (phát hiện về cấu trúc hạt nhân), bà Maria Goeppert Mayer là một trong những nữ Giáo sư vật lý danh tiếng khi đó - được nhận bằng Tiến sĩ Khoa học danh dự của 3 trường Đại học Russel Sage, Mount Holyoke College và Smith College ở Mỹ.
Và để vinh danh mỹ nhân này (qua đời sau cơn đau tim hôm 20-2-1972), Hội Vật lý Mỹ đã thành lập một giải thưởng mang tên bà Maria Goeppert Mayer để khuyến khích những nữ vật lý trẻ.