Bố trí nguồn vốn tôn tạo di tích lịch sử tại Điện Biên
- Xếp hạng di tích lịch sử Quốc gia Dinh chúa Nguyễn tại Quảng Trị
- Khó khăn trong xã hội hóa công tác tu bổ di tích lịch sử văn hóa
- Làm thế nào để khai thác tiềm năng du lịch của các di tích lịch sử cách mạng tại Hà Nội?
Theo Phó Thủ tướng, tỉnh Điện Biên vẫn còn yếu về cơ sở hạ tầng nên các đề án xây dựng cơ sở hạ tầng, nhất là hạ tầng du lịch lịch sử cần phải hoàn tất thủ tục để triển khai trên tinh thần, trách nhiệm cao của các cấp, ngành liên quan. Đánh giá tiềm năng du lịch tỉnh Điện Biên là rất lớn, Phó Thủ tướng nhấn mạnh, việc phát triển du lịch ở Điện Biên cần chú trọng phát huy giá trị lịch sử, yếu tố gốc của lịch sử, khi tôn tạo các di tích lịch sử cần chú trọng, nêu cao tinh thần tôn trọng lịch sử, có sự chung tay vào cuộc của các bộ, ngành Trung ương và địa phương.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cũng lưu ý tỉnh Điện Biên: Du lịch muốn phát triển có hiệu quả thì địa phương cần có những cơ chế, chính sách thông thoáng, tạo sức hút hơn nữa với các nhà đầu tư. Điện Biên cũng có tiềm năng về du lịch cộng đồng, nếu khai thác và phát huy được lợi thế này thì du lịch Điện Biên sẽ có sức hấp dẫn hơn. Theo Phó Thủ tướng, phát triển du lịch cộng đồng là rất cần nhưng khi thực hiện, triển khai kiên trì, tránh nóng vội mà làm ảnh hưởng đến các yếu tố tự nhiên...
Liên quan đến vấn đề giáo dục, Phó Thủ tướng nhấn mạnh: Tỉnh Điện Biên cần đào tạo có quy hoạch, trọng điểm theo yêu cầu thực tế. Vấn đề giáo dục vùng núi ở Điện Biên nói riêng, vùng cao Tây Bắc nói chung có những đặc thù, khó khăn cơ bản, do vậy địa phương cần có các chính sách phù hợp để đảm bảo con em cộng đồng các dân tộc được đi học; cần tính toán căn cơ để chất lượng đầu ra của giáo dục không chỉ của Điện Biên mà của cả đồng bào dân tộc ở Tây Bắc được nâng lên.
Tại buổi làm việc, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã chủ trì, chỉ đạo các thành viên cán bộ, ban, ngành Trung ương tham gia đoàn công tác giải đáp những thắc mắc, tháo gỡ những khó khăn, đề xuất mà tỉnh Điện Biên nêu ra tại buổi làm việc, như: Nguồn kinh phí thực hiện Dự án khoanh vùng, cắm mốc, cấp quyền sử dụng đất các điểm di tích Chiến trường Điện Biên Phủ; việc hỗ trợ kinh phí cho địa phương đầu tư mới, bổ sung cơ sở vật chất cho các trường phổ thông dân tộc nội trú; chính sách hỗ trợ tiền ăn trưa đối với trẻ nhà trẻ.
Bên cạnh đó là việc tiếp tục đầu tư nguồn vốn xây dựng Bệnh viện Đa khoa huyện Nậm Pồ; bố trí nguồn vốn để triển khai một số dự án bảo tồn, tôn tạo một số dự án bảo tồn, tôn tạo di tích cấp quốc gia; bổ sung nguồn vốn triển khai dự án xây kè, nạo vét lòng hồ Pa Khoang; bố trí vốn để triển khai bảo tồn một bản truyền thống; hỗ trợ cho tỉnh Điện Biên các chương trình, dự án để đào tạo cô đỡ thôn bản vùng sâu, vùng xa; nghiên cứu điều chỉnh mức phụ cấp hằng tháng đối với nhân viên y tế thôn bản và cô đỡ thôn bản…
Theo Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên Mùa A Sơn, năm 2018, tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) đạt hơn 10.400 tỷ đồng, tăng hơn 7% so với năm 2017. Trên các mặt y tế, giảm nghèo, giải quyết việc làm và đảm bảo an sinh xã hội, quốc phòng - an ninh... đã có những chuyển biến tích cực.
Tuy nhiên, tỉnh Điện Biên còn bộc lộ những hạn chế, yếu kém. Cụ thể là cơ cấu chuyển dịch còn chậm, nhiều chỉ tiêu về sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản, văn hóa xã hội chưa đạt được mục tiêu; công tác quản lý, bảo vệ rừng còn hạn chế; khả năng thu hút, kêu gọi đầu tư còn thấp; chất lượng giáo dục chưa đồng đều; chất lượng đào tạo nghề còn thấp, cơ cấu ngành nghề chưa phù hợp; chất lượng khám chữa bệnh ở một số cơ sở y tế còn thấp...
Trước đó, ngày 16-3, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cùng đoàn công tác đã dâng hoa, viếng Nghĩa trang A1; thăm và tặng quà cho 2 hộ gia đình chính sách, hộ cựu chiến binh tiêu biểu trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ.