Trump hứa nhiều, ít thành tựu
- Ông Trump nói gì sau 100 ngày làm Tổng thống Mỹ?
- Tổng thống Mỹ đưa ra phản ứng bất ngờ sau khi Triều Tiên thử tên lửa
- Vai trò quan trọng của 100 ngày đầu tiên của Tổng thống Mỹ
Không hoàn thành lời hứa nào
Để lôi kéo cử tri bỏ phiếu cho mình, Trump đã đưa ra rất nhiều hứa hẹn. Ngày 25-10 năm ngoái, ông thậm chí đã đưa lên tài khoản Twitter của mình một đoạn video có nhan đề “Trump’s 100 Day Plan”, trong đó nên rõ kế hoạch hành động của ông trong 100 ngày đầu làm tổng thống.
Kế hoạch đó gồm 10 điểm chính: 1. Ký đạo luật giảm thuế và đơn giản thuế cho tầng lớp trung bình. 2. Chấm dứt hoạt động khai thác dầu ngoài khơi. 3. Ký đạo luật về năng lượng và xây dựng. 4. Ký đạo luật về cải tổ giáo dục. 5. Thay thế đạo luật bảo hiểm y tế Obamacare. 6. Cải tổ quỹ hưu trí và hỗ trợ trẻ em. 7. Ký đạo luật chấm dứt nhập cư trái phép. 8. Tái lập an ninh công cộng. 9. Ký đạo luật tái lập an toàn quốc gia. 10. Đạo luật chống tham nhũng ở Washington.
Tuy nhiên, đến nay đã hơn 100 ngày kể từ khi nhậm chức, nhưng Trump vẫn chưa hoàn thành được bất kỳ điểm nào trong kế hoạch 10 điểm đã đưa ra. Không chỉ vậy, nhiều lời hứa khác của ông trong 100 ngày đầu tiên cũng không được thực hiện, như việc xây bức tường Mexico, tuyên bố Trung Quốc là nước thao túng tiền tệ, đàm phán lại tất cả các hiệp định thương mại không công bằng, chấm dứt phụ thuộc dầu mỏ nước ngoài...
Ngoài kế hoạch 10 điểm, để gia tăng sự tin tưởng ủng hộ của cử tri, Trump còn đưa ra bản “Hợp đồng của Donald Trump với cử tri Mỹ”. Trong đó, ông đưa rất nhiều lời hứa thành những điều khoản hợp đồng mà ông cam đoan sẽ thực hiện trong vòng 100 ngày sau khi nhậm chức, như 6 biện pháp chống tham nhũng, 7 hành động bảo vệ quyền lợi người lao động Mỹ, 5 hành động tái thiết an toàn quốc gia... Tất nhiên, tất cả các điều khoản trong hợp đồng này đều chưa được Trump thực hiện.
Ảnh hưởng tới Việt Nam?
Tuy nhiên, không phải là 100 ngày qua Trump ngồi yên. Trong thực tế, ông đã ký nhiều sắc lệnh và có nhiều động thái, phát ngôn làm chấn động thế giới, và ảnh hưởng cả tới Việt Nam.
Đầu tiên, đó là việc Mỹ rút khỏi Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP). TPP thất bại có nghĩa là Việt Nam không còn kỳ vọng vào việc mở rộng xuất khẩu các mặt hàng, đặc biệt dệt may và thủy sản, sang thị trường Mỹ. Ngoài ra, đã ghi nhận sự sụt giảm khối lượng đầu tư nước ngoài trực tiếp vào nền kinh tế Việt Nam.
Quyết định thứ hai của Trump gây khó chịu cho Việt Nam liên quan đến ý muốn của ông thoát khỏi thâm hụt trong thương mại song phương với một số nước. Thặng dư thương mại của Việt Nam với Mỹ lên tới 32 tỷ USD. Tân Tổng thống Mỹ đã ra lệnh điều tra thâm hụt thương mại.
Quyết định thứ ba của chính quyền Trump khiến Việt Nam đau đầu là chính sách nhập cư mới. Như được biết, Donald Trump thực thi chính sách cứng rắn hơn trong lĩnh vực này so với các vị tổng thống tiền nhiệm.
Mặc dù Việt Nam không bị liệt vào danh sách các quốc gia có công dân bị tạm thời cấm nhập cảnh vào Mỹ, ví dụ như Syria và Iran, nhưng Trump đẩy mạnh trục xuất người nhập cư bất hợp pháp hoặc vi phạm luật pháp Mỹ, và điều đó có thể ảnh hưởng đến những người Việt Nam đang hiện diện ở Mỹ. Theo một số báo cáo, hiện nay những người Việt nhập cư và lao động bất hợp pháp ở Mỹ chiếm khoảng 15% tổng số lao động Việt Nam ở nước này.
Mỹ cũng đã hạn chế cấp thị thực cho người nước ngoài. Theo quy định cũ, những người đi du học tại Mỹ có thị thực cho 48 tháng, nhờ đó du học sinh Việt không lo lắng về các quyền của mình trong suốt thời gian học tập. Theo quy định mới, thời gian được gia hạn visa du học giảm từ 48 tháng xuống còn 12 tháng. Và mỗi năm cần phải đi qua tất cả các thủ tục để gia hạn visa.