Nhà đầu tư nước ngoài tự tin triển vọng thị trường Việt Nam 2018
- Tham vọng của nhà đầu tư ngoại và mỏ vàng ở thị trường Việt Nam
- Các doanh nghiệp châu Âu gia tăng niềm tin vào thị trường Việt Nam
- Thêm hãng hàng không chung gia nhập thị trường Việt Nam
Dữ liệu của Bloomberg cho biết, Quỹ Tundra cho các thị trường bền vững trị giá 400 triệu USD do ông Scheiber điều hành đã thu lời 6,8% trong năm qua, vượt trội hơn 97% các quỹ tương đương cùng ngành. Các cổ phiếu của Ai Cập, Việt Nam và Pakistan chiếm gần 60% các khoản đầu tư của quỹ này.
Tundra Fonder, có văn phòng nghiên cứu ở Karachi và TP Hồ Chí Minh, sử dụng sự hiện diện của địa phương để vượt qua các cổ phiếu lớn nhất. Theo ông Scheiber, Việt Nam đã trở nên "hơi đắt tiền nhưng lại nghiêng về phía các cổ phiếu blue chips". Ngoài nửa tá các công ty có giá trị hàng đầu, những công ty khác có vẻ hấp dẫn hơn nhiều và câu chuyện dài hạn vẫn còn nguyên vẹn.
Ảnh minh họa. |
Công ty cổ phần Chứng khoán Rồng Việt tại Sài Gòn cho biết trong một bản báo cáo rằng chỉ số VN-Index sẽ tăng ít nhất 17% trong năm nay và thậm chí 67% trong kịch bản tốt nhất của nó, có nghĩa là nó sẽ kết thúc năm ở khoảng 1.170 - 1.640 điểm.
Nguyễn Thế Minh, một nhà phân tích cao cấp của Công ty Chứng khoán Sài Gòn, dự báo: "VN-Index có thể đạt mức 1.050 điểm trong ngắn hạn và 1.300 vào cuối năm". Ông Minh cho biết hầu hết các cổ phiếu bị bỏ qua năm 2017 đều có tiềm năng to lớn trong năm nay. Theo ông, thị trường trong nước được định hướng bởi các cổ phiếu hàng tiêu dùng, nhưng ngân hàng và năng lượng sẽ dẫn đầu trong năm nay.
Thị trường sẽ được thúc đẩy bởi sự quan tâm từ phía nước ngoài. Các nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng hơn 1 tỷ USD vào năm ngoái, con số cao nhất trong 5 năm và sẽ tiếp tục dính líu tới việc tư nhân hoá tại các công ty khổng lồ.
Bloomberg gọi Việt Nam là "thị trường cận biên" ở châu Á vào năm ngoái, vì đây là nơi cổ phiếu tăng điểm nhiều nhất với tỷ lệ tăng trưởng 47% trên chỉ số VN-Index. Theo báo cáo, vốn hóa thị trường tăng gần gấp đôi lên gần 150 tỷ đô la, được thúc đẩy bởi doanh số bán hàng của các công ty nhà nước.
Nền kinh tế Việt Nam đã tăng trưởng 6,8% vào năm 2017, phá vỡ mục tiêu 6,7% mà các quan chức chính phủ và các nhà kinh tế đều coi là đầy tham vọng. Việt Nam vẫn là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới và đã đặt mục tiêu mở rộng thêm 6,7% trong năm nay, Bloomberg viết.
Hai tháng bằng nửa năm
Niềm tin của nhà đầu tư nước ngoài đối với thị trường Việt Nam được nhìn rõ qua giá trị mua vào. Chỉ trong chưa đầy 2 tháng đầu năm 2018, các nhà đầu tư nước ngoài đã dốc hầu bao mua lượng cổ phiếu tương đương gần một nửa giá trị mua ròng trên thị trường chứng khoán Việt Nam cả năm 2017.
Thống kê cho thấy, tính đến hết ngày 23-2, khối ngoại đã mua lượng cổ phiếu trị giá 45.534,2 tỷ đồng, trong khi bán ra 33.287,8 tỷ đồng tại riêng Sở Giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh (HOSE). Điều đó đồng nghĩa với việc “các chiến binh ngoại” đã mua ròng 12.246,3 tỷ đồng cổ phiếu trên sàn HOSE.
Tính chung toàn thị trường, số liệu từ VTV cho thấy các nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng 12.600 tỷ đồng trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong gần 2 tháng đầu năm, tương đương 48% lượng mua ròng của cả năm 2017. Dù lượng tiền của khối ngoại đã vượt mốc tỷ USD, nhưng do thanh khoản ở mức cao (với giá trị bình quân trên 8.000 tỷ đồng/phiên), nên thị trường Việt Nam đang hấp thụ khá tốt dòng vốn ngoại trên.
Cũng theo VTV, lãnh đạo các công ty quản lý quỹ cho biết Việt Nam đang được coi là điểm trũng để thu hút dòng vốn ngoại. Dòng vốn ngoại vào nhiều đã góp phần giúp thị trường tăng mạnh kể từ đầu năm nay.
Kết thúc phiên giao dịch cuối cùng của tháng 2-2018, chỉ số VN-Index dừng tại 1.121,54 điểm, tăng 14% so với đầu năm. Với mức tăng kể trên, VN-Index đã nằm trong top 2 chỉ số chứng khoán tăng mạnh nhất thế giới tính từ đầu năm.