Phạm Công Danh sử dụng 4.000 tỷ đồng đi vay để tăng vốn điều lệ VNCB
- Đề nghị thu hồi các khoản tiền đã chi trả các đại gia trong vụ án Phạm Công Danh
- Trầm Bê: “Phạm Công Danh có tài sản đảm bảo nên tôi cho vay”
- Phạm Công Danh dùng khoản vay hàng ngàn tỷ để trả nợ “đại gia”
Sáng 12-1, phiên toà xét xử giai đoạn 2 vụ án Phạm Công Danh (53 tuổi, nguyên Chủ tịch HĐQT ngân hàng xây dựng (VNCB), TGĐ Tập đoàn Thiên Thanh), Trầm Bê (59 tuổi, nguyên phó Chủ tịch thường trực HĐQT, Chủ tịch HĐTD Sacombank) và 44 đồng phạm về tội "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" chuyển qua phần xét hỏi liên quan đến khoản tiền vay 4.700 tỷ đồng tại BIDV, gây thiệt hại cho VNCB gây thiệt hại cho VNCB trên 2.550 tỷ đồng.
Các bị cáo tại toà |
Theo cáo trạng, khi thực hiện đề án tái cơ cấu ngân hàng Đại Tín (sau đổi tên là VNCB), do không có tiền tăng vốn điều lệ nên Phạm Công Danh đã giao Mai Hữu Khương chọn 12 công ty cho Danh thành lập (nhờ nhân viên, bảo vệ, lái xe của Tập đoàn Thiên Thanh đứng tên làm giám đốc) đứng tên hồ sơ vay vốn, dùng 3.070 tỷ đồng tiền gửi tại BIDV để làm tài sản đảm bảo.
Sau khi được BIDV chấp nhận giải ngân cho vay 4.700 tỷ đồng, 4.000 tỷ đồng đã được chuyển vào tài khoản VNCB 4.000 để tăng vốn. Sau khi giải ngân, các công ty vay vốn đều không kinh doanh theo phương án trả nợ nên phải lấy một phần để lấy tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất và VNCB phải dùng tiền gửi bảo lãnh trả nợ thay, gây thiệt hại cho VNCB hơn 2.550 tỷ đồng.
Tại toà, Phạm Công Danh khai: do bị áp lực từ ngân hàng nhà nước yêu cầu phải tăng vốn điều lệ trong khi lúc đó ngân hàng đang trong tình trạng yếu kém, duy trì được là đã khó rồi nên bị cáo mới đi vay.
Toà kêu bị cáo Mai Thành Mai đứng lên đối chất “có việc ngân hàng Nhà nước “thúc ép” tăng vốn hay không?”, bị cáo Mai cho biết “có việc yêu cầu tăng vốn nhưng dùng từ “thúc ép” là do tự mình hiểu”.
Cụ thể, ông Danh xin tăng vốn điều lệ thành nhiều lần vì ngân hàng đang khó khăn nhưng ngân hàng Nhà nước không chấp nhận. Tuy nhiên, bị cáo Mai thừa nhận việc tăng vốn điều lệ là theo đề án tái cơ cấu ngân hàng. Ông Danh rơi vào tình thế khó xử là tăng vốn điều lệ thì "chết" mà không tăng vốn điều lệ thì ngân hàng phá sản. Vì vậy, ông Danh đã chọn phương án để có tiền.
Cũng trong buổi làm việc sáng nay, VKS đã mời điều tra viên vụ án lên hỏi về vấn đề thu hồi thiệt hại.