Cái bắt tay để Trungnam Group vươn ra biển lớn
- VietinBank và Trung Nam Group ký kết Thỏa thuận hợp tác toàn diện
- Trungnam Group khẳng định thương hiệu bằng những công trình trọng điểm
Là CEO Trungnam Group đã nhiều năm, nhưng Nguyễn Tâm Tiến thường xuyên có mặt, lăn lộn tại công trường các đại dự án cùng đội ngũ kỹ sư, cán bộ kỹ thuật của Trungnam Group. Bám công trường ngày đêm nên ông có thể nói về kỹ thuật thi công, nói về những vướng mắc, khó khăn, công nghệ thi công xây lắp ở các dự án điện gió, điện mặt trời rành rọt như một chỉ huy công trường thực thụ. Vậy nhưng thoắt cái, đã thấy CEO Nguyễn Tâm Tiến comple, cà vạt cùng ban lãnh đạo Trungnam Group đàm phán, ký kết với các đối tác nổi tiếng thế giới với tư cách là khách hàng lớn hoặc một đối tác “ngang cơ”.
Sau thời gian dài hợp tác với Trungnam Group, đến nay với các nhà sản xuất, cung cấp thiết bị công nghệ hàng đầu thế giới như Tập đoàn như Enercon, Siemen của Đức và những đối tác lớn khác như Sany đã coi Trungnam Group là đối tác, là khách hàng quan trọng và uy tín.
CEO Nguyễn Tâm Tiến trực tiếp chỉ huy tại công trường xây dựng trạm biến áp và tuyến dây 500kV. |
Kể lại câu chuyện đàm phán với đối tác để mua thiết bị phục vụ dự án điện gió ở Ninh Thuận, CEO Nguyễn Tâm Tiến cho hay, câu đầu tiên đối tác hỏi ông và ban lãnh đạo Trungnam Group không phải là mua những gì, trị giá hợp đồng bao nhiêu… mà là ở khu vực các ông làm dự án có di sản thiên nhiên, văn hóa hay đàn chim nào sinh sống không. Chỉ đến khi thuyết phục đối tác cắt cử chuyên gia sang thẩm định thực tế và xác định khu đất làm dự án là nơi khô cằn, hoang hóa, đối tác mới chịu bàn tới việc mua bán, giá cả thiết bị phục vụ dự án.
Làm dự án quy mô lớn, mua sắm nhiều gói thiết bị trị giá hàng nghìn tỉ đồng cho các dự án điện gió, điện mặt trời ở Ninh Thuận trong điều kiện dịch COVID-19 bùng phát toàn cầu, hoạt động nhập khẩu, vận chuyển quốc tế hết sức khó khăn và hầu như bị ngưng trệ. Đã vậy lại còn phải đối mặt với tình trạng các nhà đầu tư điện gió, điện mặt trời khác tranh mua thiết bị từ Enercon, Siemen… dẫn đến tình trạng không phải có tiền là có thể mua ngay được máy móc, thiết bị từ các nhà sản xuất hàng đầu trên.
Song việc thuyết phục được đối tác chấp thuận cung cấp thiết bị, vận chuyển về Việt Nam trong khoảng thời gian ngắn kỷ lục trong bối cảnh như vậy đã chứng tỏ được bản lĩnh và tài thương thuyết của CEO Nguyễn Tâm Tiến cùng ban lãnh đạo Trungnam Group. Nói về vấn đề này trong ngày kí kết hợp tác khai thác dự án điện gió ở Ninh Thuận với Hitachi SE, CEO Nguyễn Tâm Tiến cho hay, với Trungnam Group, việc quan tâm nhất và cũng là triết lý của doanh nghiệp trong đầu tư vào lĩnh vực điện sạch là phải đảm bảo về mặt chất lượng và thời gian triển khai dự án.
Bởi sau khi làm Dự án Trạm biến áp 500kV với tuyến dây truyền tải kết hợp nhà máy điện mặt trời công suất 450 MW ở tỉnh Ninh Thuận trong thời gian ngắn kỷ lục, Trungnam Group đã nhận thấy rằng nếu không làm dự án này xong trong vòng 4 tháng, từ khâu bồi thường giải phóng mặt bằng đến xây dựng, lắp đặt, đàm phán nhập khẩu thiết bị… họ sẽ đối mặt với nguy cơ phá sản khi đầu tư ra mấy nghìn tỉ đồng, nhưng không được hưởng mức giá bán 9,35 cent/kW, hiệu quả dự án sẽ không có.
CEO Nguyễn Tâm Tiến cùng Chủ tịch Trungnam Group và đại diện Hitachi SE. |
Nhưng để thực hiện các dự án điện gió, nhà đầu tư phải vượt qua rất nhiều khó khăn trong quá trình thi công như phải đảm bảo đầy đủ các điều kiện về kinh nghiệm, năng lực tài chính, nhân lực, công nghệ… Trong khi đó các dự án điện gió trong quy hoạch phát triển đều ở các vùng có điều kiện khí hậu, địa hình phức tạp khiến nhà đầu tư tốn nhiều nhân lực cũng như thời gian thi công, nguy cơ không đảm bảo hoàn thành đúng tiến độ luôn thường trực.
Do vậy, đây cũng thể coi là cuộc đua khốc liệt của Trunganm Group. CEO Nguyễn Tâm Tiến cho hay, sở dĩ ông và ban lãnh đạo Trungnam Group có thể vượt qua được khó khăn ngoài sức tưởng tượng trên trước khi được bắt tay sòng phẳng với đối tác nổi tiếng thế giới là nhờ ứng dụng nhiều công nghệ hiện đại trên thế giới với sự hỗ trợ đắc lực từ nhiều chuyên gia, nhà khoa học trong nước và quốc tế cùng những giá trị cốt lõi, tâm huyết của Trungnam Group. Điều này được thể hiện bằng những việc làm xuyên suốt của doanh nghiệp trong bảo đảm chất lượng, tiến độ các dự án cũng như trong mọi hoạt động khác của doanh nghiệp và cả trong cách doanh nghiệp ứng xử với cộng đồng dân cư vùng dự án.
Mỗi dự án Trungnam Group đã làm đều trải qua những cái khó riêng, nhưng điều khiến xã hội không thể không thán phục là Tổ hợp trang trại năng lượng tái tạo lớn nhất Việt Nam và cả Đông Nam Á được hoàn thành ở tỉnh Ninh Thuận. Với quy mô diện tích vùng dự án lên tới 900 ha, trong đó trang trại điện gió có tổng vốn đầu tư 4.000 tỉ đồng; trang trại điện mặt trời có tổng vốn đầu tư 6.000 tỉ đồng.
Trong đại dự án này, công trình gây ấn tượng nhất với xã hội phải kể đến lả Dự án Trạm biến áp 500kV và đường dây 220/500kV kết hợp Nhà máy điện mặt trời Trung Nam Thuận Nam với công suất 450 MW tại xã Phước Minh, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận được hoàn thành trong thời gian rất ngắn, được xem là một kỷ lục khó phá vỡ: 102 ngày đêm!
Dự án diện gió, điện mặt trời Trung Nam tại Ninh Thuận. |
Vượt qua mọi khó khăn, thách thức, công trình đã được thực hiện một cách thần tốc Việc hoàn thành, đưa vào vận hành công trình vào tháng 10/2020 vừa qua đã góp phần giải tỏa tắc nghẽn trong truyền tải cho toàn bộ các dự án năng lượng tái tạo ở khu vực Ninh Thuận. Triển khai một dự án lớn trên diện tích hơn 557 ha, trong đó có hơn 17 km đường dây truyền tải 500kV, 220kV kéo dài từ xã Phước Minh, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận đến xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận trong thời gian vẻn vẹn hơn 3 tháng đòi hỏi CEO Nguyễn Tâm Tiến và ban lãnh đạo Trungnam Group cùng đội ngũ kỹ sư, công nhân kỹ thuật và công nhân lao động lúc cao điểm lên đến hơn 8.000 người phải đặt ra quyết tâm cao độ để hoàn thành.
Khởi công dự án vào giữa tháng 5/2020, hoàn thành dự án trong quý 4/2020, chỉ có 102 ngày để làm một khối lượng công việc khổng lồ. Trong đó, Trungnam Group đã hoàn thành việc giải phóng mặt bằng trong vòng 45 ngày đầu tiên và hàng nghìn người dốc sức thi công xuyên suốt ngày đêm trên diện tích 557 ha để hoàn thành dự án đúng tiến độ. Hay như việc thi công 45 trụ điện gió với chiều cao từ 85m đến 135m, sải cánh từ 103 đến 137m nhưng trong cả quá trình tổ chức vận chuyển từ cảng về công trường bằng xe siêu trường siêu trọng, rồi quá trình thi công lắp đặt đều đảm bảo an toàn tuyệt đối.
Qua đó đã giúp Trungnam Group đúc rút được nhiều kinh nghiệm từ các tập đoàn nước ngoài trong xây dựng với nguyên tắc: Không an toàn là không làm. Bằng nỗ lực và kinh nghiệm của minh, thời gian qua, Trungnam Group còn đưa vào vận hành 2 dự án điện mặt trời tại huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận và tại huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh với tổng công suất trên 360 MW.
Với Dự án Trạm biến áp 500kV và đường dây 220/500kV kết hợp Nhà máy điện mặt trời Trung Nam Thuận Nam ở tỉnh Ninh Thuận, Trungnam Group cũng đã trở thành nhà đầu tư tư nhân đầu tiên của Việt Nam xây dựng và đưa Trạm biến áp và đường dây 220/500KV kết hợp nhà máy Điện mặt trời Trung Nam Thuận Nam 450 MW đi vào hoạt động thành công. Sự kiện này cũng đưa Trungnam Group đạt tổng công suất lắp đặt gần 1GW điện sạch.
Sau thời gian tìm hiểu, đàm phán, ngày 14/5 vừa qua Công ty CP Điện gió Trung Nam, thành viên của Trungnam Group đã thực hiện ký kết hợp tác chiến lược với Công ty Hitachi Sustainable Energy (Hitachi SE), thuộc Tập đoàn Hitachi. Sự kiện này có ý nghĩa quan trọng trong việc mở rộng hoạt động kinh doanh năng lượng tái tạo của Hitachi SE tại thị trường Việt Nam, đồng thời mở ra bước tiến mới trong thu hút đầu tư của doanh nghiệp nước ngoài vào các dự án năng lượng tái tạo của Trungnam Group.
Với cái bắt tay này, Dự án Nhà máy điện gió Trung Nam với tổng số vốn đầu tư tương đương 4.000 tỉ đồng, công suất 151,95 MW, thời gian khai thác 2.785 giờ/năm, sản lượng dự kiến 432 triệu kWh/năm, được đấu nối trực tiếp với hệ thống lưới điện quốc gia thông qua Trạm biến áp 220 kV Tháp Chàm. Sự kiện này cũng đưa Trungnam Group và Hitachi trở thành đối tác chiến lược quan trọng trong quá trình phát triển của cả hai bên.
Với việc sở hữu 64.9% cổ phần Trungnam Group sẽ tiếp tục giữ vai trò quyết định trong điều hành và định hướng phát triển của dự án. Sự kiện này cũng cho thấy Hitachi đánh giá cao về chất lượng của Dự án điện gió mà Trungnam Group thực hiện. Đồng thời đối tác cũng nhìn thấy được tiềm năng phát triển hiệu quả lâu dài của dự án trong tương lai. Với khoản đầu tư đầu tiên này tại Việt Nam, Hitachi SE mong muốn thắt chặt quan hệ đối tác chiến lược với Trungnam Group trong việc phát triển các dự án điện gió mới cũng như phát triển ngành năng lượng tái tạo của Việt Nam.
Dù Trungnam Group đang là nhà đầu tư hàng đầu trong nước và khu vực Đông Nam Á về phát triển điện gió, điện mặt trời, song khi nói về vị trí số 1 trong lĩnh vực năng lượng tái tạo hiện nay, CEO Nguyễn Tâm Tiến vẫn khiêm tốn cho rằng, đó là của thời điểm hiện tại, trong tương lai sẽ còn nhiều nhà đầu tư trong nước và quốc tế khác tham gia vào phát triển điện gió, điện mặt trời ở Việt Nam. Ông khẳng định, chuyển nhượng cổ phần dự án cho nhà đầu tư nước ngoài, Trungnam Group xác định sẽ chọn đối tác để bán và trong một dự án sẽ không bán cho 2 đối tác.
Hợp tác với Hitachi, Trungnam Group có thể tiếp cận, học hỏi từ tập đoàn này nhiều công nghệ, kinh nghiệm về quản lý dự án điện, về chế tạo robot cũng như tận dụng được năng lực của họ. Nhất là khi Hitachi SE cùng với các công ty thành viên đang vận hành đến 30 công ty điện gió tại Nhật Bản với tổng công suất lắp đặt là 248 MW. CEO Nguyễn Tâm Tiến bật mí, trong tương lai Hitachi sẽ còn đồng hành cùng Trungnam Group trong các dự án điện gió khác với điều kiện là thiết bị, máy móc phải được mua từ Đức.
Lý do bởi tuabin của dự án được cung cấp bởi Công ty Enercon (Đức) có công nghệ không hộp số với ưu điểm có thể hoạt động với tốc độ gió thấp, khả năng đón gió có vận tốc trung bình cao hơn. Đây là loại tuabin trên đất liền có công suất lớn nhất tại Việt Nam hiện nay. Với việc lựa chọn thiết bị tiên tiến này, các chỉ tiêu về diện tích chiếm đất giảm xuống chỉ còn 0,14 ha/MW, cho hiệu quả cao so với suất sử dụng đất theo quy định là không quá 0,35 ha/MW.
Trước đó, tháng 4 vừa qua Trungnam Group cũng đã chuyển nhượng 49% cổ phần tại dự án điện mặt trời Trung Nam Thuận Bắc ở tỉnh Ninh Thuận cho Công ty CP kỹ thuật công nghiệp Á Châu. Dự án được chuyển nhượng có vốn đầu tư tới 5.000 tỉ đồng, với công suất 204 MW được đưa vào vận hành hơn 1 năm. Nói về đối tác Á Châu, CEO Nguyễn Tâm Tiến cũng chia sẻ, đối tác này có nhiều nhà máy sản xuất thiết bị điện rất lớn tại một số khu công nghiệp nên Trungnam Group chọn Á châu còn nhằm mục đích khi gặp vướng mắc trong vận hành dự án điện mặt trời, Á Châu có thể đứng ra đảm trách việc xử lý sự cố của nhà máy.
Nói về định hướng của Trungnam Group trong thời gian tới, CEO Nguyễn Tâm Tiến khẳng định sẽ tiếp tục nghiên cứu, đầu tư vào những lĩnh vực đất nước đang cần, trong đó tập trung phát triển mảng năng lượng tái tạo, sản xuất vi mạch và phát triển bất động sản du lịch. Sở dĩ Trungnam Group chọn đầu tư mạnh vào phát triển năng lượng tái tạo thông qua các dự án điện gió, điện mặt trời bởi phát triển xanh, sạch sẽ là xu thế tất yếu trong những năm tới. Đây cũng là lĩnh vực Trungnam Group đã có kinh nghiệm và có thể cạnh tranh một cách sòng phẳng với các nhà đầu tư ngoại. Trước mắt, Trungnam Group sẽ triển khai đồng loạt các dự án năng lượng tái tạo với mục tiêu hòa lưới hơn 3.000 MW tại Trà Vinh, Gia Lai, Đắk Lắk và Ninh Thuận trong 3 năm tới.
Đồng thời tiếp tục triển khai nhiều dự án năng lượng nhằm đạt mục tiêu đến năm 2027 sẽ đưa thêm 10 GW diện sạch hòa lưới hệ thống điện quốc gia. Để thực hiện mục tiêu này, Trungnam Group đang tập trung thực hiện kế hoạch mang 900 trụ gió trên bờ, gần bờ và ngoài khơi đến các dự án tại các địa phương như Đắk Lắk, Gia Lai, Trà Vinh, Ninh Thuận… Tuy nhiên, để một doanh nghiệp nội như Trungnam Group có thể vươn tới mục tiêu này, cũng giống như các nhà đầu tư điện gió, điện mặt trời khác, đại diện Trungnam Group mong muốn tiếp tục được Chính phủ ủng hộ, giữ nguyên giá mua điện sạch thêm một thời gian nữa.