Bảo đảm an ninh, an toàn lễ hội Ooc Om Boc - Đua ghe Ngo Sóc Trăng 2023

Thứ Tư, 15/11/2023, 14:55

Lễ hội Ooc Om Boc - Đua ghe Ngo được tỉnh Sóc Trăng tổ chức hằng năm, nhằm bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào Khmer trong tỉnh nói riêng, vùng ĐBSCL nói chung. 

Ngày 15/11, Công an tỉnh Sóc Trăng ra quân thực hiện cao điểm 30 ngày đêm tấn công, truy quét tội phạm và tệ nạn xã hội; bảo vệ lễ hội Ooc Om Bóc - Đua ghe Ngo Sóc Trăng năm 2023.

Đại tá Bùi Quốc Khánh, Giám đốc Công an tỉnh Sóc Trăng cho biết: “Cùng các bàn ngành thực hiện công tác tổ chức lễ hội, Công an tỉnh ra quân triển khai các phương án bảo vệ, bố trí lực lượng, bảo đảm ANTT ở tất cả các địa điểm diễn ra sự kiện, sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống xảy ra”.

Bảo đảm an ninh an toàn lễ hội Ooc Om Boc - Đua ghe Ngo Sóc Trăng năm 2023 -0
Bảo đảm an ninh an toàn lễ hội Ooc Om Boc - Đua ghe Ngo Sóc Trăng năm 2023 -2
Công an các đơn vị, địa phương trong tỉnh Sóc Trăng đồng loạt ra quân bảo đảm an ninh, an toàn lê hội Ooc Om Boc - Dua ghe Ngo năm 2023. 

Tại TP Sóc Trăng, nơi diễn ra các hoạt động của lễ hội, Công an TP có nhiều phương án bố trí lực lượng, nhằm đảm bảo an toàn trước, trong và sau lễ hội. Thượng tá Phạm Quốc Khái, Trưởng Phòng CSGT Công an tỉnh Sóc Trăng cho hay, đơn vị phân công lực lượng điều hòa giao thông cho các hoạt động chính , bố trí quân số trực chiến tại đơn vị để kịp thời thực hiện nhiệm vụ khi có lệnh của Ban Giám đốc Công an tỉnh.

Bảo đảm an ninh an toàn lễ hội Ooc Om Boc - Đua ghe Ngo Sóc Trăng năm 2023 -0
Năm nay có 46 đội ghe Ngo đại diện cho các chùa trong tỉnh và các địa phương trong khu vực ĐBSCL tham gia tranh tài. 

Thượng tá Lý Hoàng Phong, Trưởng Công an huyện Kế Sách cho biết, Công an huyện đã triển khai kế hoạch phối hợp tuần tra, kiểm soát khép kín địa bàn, nhất là trên các tuyến, địa bàn trọng điểm, phức tạp về ANTT; tập trung đấu tranh, trấn áp các loại tội phạm, tổ chức truy quét các điểm tệ nạn xã hội... nhằm bảo đảm an toàn cho lễ hội.

Từ xa xưa, đồng bào Khmer Nam Bộ khai khẩn đất hoang, dựng ấp lập xóm, chủ yếu sống bằng nghề nông, theo thời tiết hai mùa mưa nắng mà trồng màu và lúa nước. Ooc Om Boc còn gọi là lễ cúng Trăng hay lễ đút cốm dẹp, thể hiện lòng biết ơn của đồng bào Khmer. 

Ông Lý Rotha, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Sóc Trăng cho biết, tính đến thời điểm này, có 46 đội ghe Ngo đại diện cho các chùa trong tỉnh và các địa phương trong khu vực ĐBSCL tham gia tranh tài, trong đó có 6 đội ghe Ngo nữ. Riêng tỉnh Sóc Trăng có 38 đội ghe Ngo đăng ký tham gia. Năm nay, giải đua diễn ra trong 2 ngày 26 và 27/11 tại sông Maspero với 2 nội dung: giải nữ cự ly 1.000m và giải nam cự ly 1.200m.

V.Đức - C.Xuân
.
.