Sức mạnh không quân CHDCND Triều Tiên
- Nguyên nhân nào khiến CHDCND Triều Tiên thay đổi chính sách?
- Bí ẩn đội mật vụ bảo vệ lãnh đạo CHDCND Triều Tiên
- Kỷ nguyên mới cho CHDCND Triều Tiên
- CHDCND Triều Tiên từng đề xuất thành lập nhà nước trung lập trên bán đảo
Dẫn báo cáo mới nhất của Viện Nghiên cứu chiến lược quốc tế (IISS), Business Insider cho biết lực lượng Không quân Triều Tiên gồm 110.000 sĩ quan và binh sĩ chịu trách nhiệm chăm sóc khoảng 1.650 máy bay, trong đó bao gồm 820 máy bay chiến đấu, 30 máy bay trinh thám và 330 máy bay vận tải.
MD500 của Triều Tiên. |
“Nếu xảy ra chiến tranh, lực lượng này có khả năng triển khai một cuộc tấn công ném bom chiến thuật và chiến lược trong ngắn hạn cũng như thực hiện một cuộc tấn công bất ngờ”, IISS đánh giá.
Bên cạnh đó, bởi vì máy bay có thể được điều động trải dài khắp nước, nên Triều Tiên có khả năng “thực hiện các cuộc tấn công nhằm vào các cơ sở chỉ huy và kiểm soát, cơ sở phòng không và công nghiệp mà không cần tái sắp xếp hoặc di dời vị trí các máy bay”.
Tuy nhiên, theo IISS, hầu hết các chiến đấu cơ của Triều Tiên đều đã lỗi thời. Chiến đấu cơ hiện đại nhất mà Triều Tiên đang sở hữu là MiG-29 của Nga với số lượng vài chục chiếc, 46 chiến đấu cơ MiG-23 và 30 máy bay tấn công mặt đất Su-25.
“Các máy bay còn lại đã lỗi thời và có ít khả năng chiến đấu như chiến đấu cơ MiG-15s, MiG-17/J-5s, MiG-19/J-6s, MiG-21/J-7, máy bay ném bom Il-28/H-5”, theo IISS.
IISS còn cho biết tất cả máy bay của Triều Tiên đều sản xuất từ những năm 80 thế kỷ trước và khó có thể phát huy hiệu quả trong môi trường tác chiến điện tử như hiện nay.
Trong khi đó, đây là điều mà quân đội Mỹ chắc chắn sẽ ứng dụng, khi gần như tất cả máy bay chiến đấu của nước này đều được trang bị năng lực gây nhiễu và các tàu sân bay của Lầu Năm Góc đều có thể chứa máy bay tác chiến điện tử đặc biệt.
Không chỉ vậy, quân đội Mỹ và Hàn Quốc còn có khả năng theo dõi máy bay Triều Tiên qua hệ thống hình ảnh vệ tinh và máy bay không người lái do thám có khả năng tấn công bất ngờ.
Một mối lo ngại khác cho lực lượng Không quân Triều Tiên bên cạnh tuổi đời của máy bay là sự thiếu hụt phi công. Triều Tiên phụ thuộc vào Trung Quốc trong vấn đề cung cấp nhiên liệu máy bay, và loại hàng hóa này cũng đang bị liệt vào danh sách trừng phạt.
Điều này đã làm hạn chế nguồn nhiên liệu quý hiếm dành cho máy bay chiến đấu của Triều Tiên, từ đó dẫn tới phi công có ít thời gian bay cũng như điều kiện luyện tập trong môi trường chiến tranh thực.
Với tất cả những lý do trên, Triều Tiên phải tích cực gia cố, xây dựng các cơ sở trên mặt đất có khả năng chống bom để bảo vệ các máy bay và sử dụng tên lửa đất đối không để ngăn chặn bất kỳ loại vũ khí tấn công nào từ kẻ địch trong trường hợp chiến tranh nổ ra.
Điều ngạc nhiên là Triều Tiên sử dụng trực thăng do cả Liên Xô và Mỹ sản xuất. Trong một hoạt động buôn lậu vũ khí và gián điệp thú vị, Triều Tiên đã tìm cách mua và vận chuyển được 87 chiếc trực thăng MD 500D và E do Hãng Boeing của Mỹ sản xuất trong những năm 1984-1985.
Hai doanh nhân Mỹ sử dụng một công ty có trụ sở ở Đức làm bình phong đã vượt qua được Luật kiểm soát vũ khí của Mỹ để thực hiện thành công thương vụ này, và khi bị phát hiện thì chỉ chịu 6 tháng tù giam.
Đây là 87 trực thăng nhỏ và không có vỏ giáp bảo vệ, nhưng chúng có thể thực hiện các nhiệm vụ không thám, hoạt động với vai trò trực thăng trinh sát hoặc thậm chí được trang bị làm trực thăng vũ trang tác chiến chống bộ binh khi được lắp súng máy và bệ phóng rocket.
Người ta cũng phỏng đoán rằng một số trực thăng loại này đã được sử dụng để tung và rút lực lượng tác chiến đặc biệt và nhân viên hoạt động ngầm sau khi được sơn giống như các trực thăng MD500 của quân đội Hàn Quốc.