CHDCND Triều Tiên từng đề xuất thành lập nhà nước trung lập trên bán đảo

Chủ Nhật, 08/04/2018, 10:42
Theo một hồ sơ vừa được công bố, CHDCND Triều Tiên từng đề xuất với Mỹ về việc xây dựng một nhà nước trung lập trên bán đảo Triều Tiên. Động thái này diễn ra sau khi Bình Nhưỡng chứng kiến sự trỗi dậy vào cuối những năm 80 thế kỷ trước dẫn đến sự sụp đổ của Chiến tranh lạnh, theo tài liệu ngoại giao của Hàn Quốc hôm 30-3 vừa qua.


Tài liệu vừa được Bộ Ngoại giao Hàn Quốc công bố cho biết CHDCND Triều Tiên đã yêu cầu cựu Tổng thống Liên Xô Mikhail Gorbachev đưa ra các đề xuất như vậy cho Tổng thống Mỹ Ronald Reagan trong Hội nghị thượng đỉnh vào năm 1987.

Có tên gọi “Đề xuất thành lập vùng đệm và quốc gia trung lập của nước CHDCND Triều Tiên”, tài liệu này bao gồm việc cắt giảm hai lực lượng vũ trang của Triều Tiên, dỡ bỏ vũ khí hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên và rút lực lượng Mỹ đang đóng quân ở Hàn Quốc.

Binh sĩ Hàn Quốc tại Bàn Môn Điếm.

"Hai miền Triều Tiên cần cắt giảm đáng kể số lượng quân đội và giảm quân số xuống mức tự vệ", trích dẫn lời của Triều Tiên. "Hai miền Triều Tiên phải giữ số lượng quân đội ít hơn 100.000 cho mỗi bên... Tất cả vũ khí hạt nhân và quân đội nước ngoài phải bị thu hồi".

Đề nghị của Bình Nhưỡng do ông Gorbachev trao cho ông Reagan trong cuộc họp tại Washington vào ngày 9-12-1987. Tuy nhiên, ý tưởng này đã được cả Seoul và Washington xem là "không thực tế", vì họ nghi ngờ động cơ tiềm ẩn phía sau của Bình Nhưỡng cảnh báo, theo tài liệu.

Theo tài liệu vừa giải mật, ít ngày sau cuộc hội đàm thượng đỉnh, ông Gorbachev đã hỏi ông Colin Powell, cố vấn an ninh của ông Reagan, xem Mỹ đã xem xét đề xuất của Triều Tiên chưa. Ông Powel trả lời sẽ sớm cân nhắc và hy vọng vấn đề vẫn sẽ được giữ kín.

Khoảng một tuần sau, Bộ Ngoại giao Hàn Quốc và Đại sứ quán Hàn Quốc tại Mỹ đã trao đổi điện tín ngoại giao, trong đó Bộ trưởng Ngoại giao Choi Kwang-soo đã mô tả đề xuất của Triều Tiên là "phô trương và không thực tế", và chỉ thị cho quan điểm của ông ta được chia sẻ tại Washington, tài liệu viết.

Phản ứng của Mỹ đối với đề xuất của Triều Tiên đã được thông báo cho Bộ trưởng Ngoại giao vào tháng 1-1988, và ghi nhận rằng Washington phản ánh sự hoài nghi của Hàn Quốc đối với lời đề nghị ngoại giao của Triều Tiên.

"Đây là vấn đề mà Chính phủ Hàn Quốc nên giải quyết", báo cáo trích dẫn lời của Chính phủ Mỹ nói. "Một đề xuất như vậy là không thực tế nếu không có các biện pháp hữu hình và khả thi của Triều Tiên để xây dựng niềm tin vào vấn đề kinh tế và nhân đạo".

Sau khi gặp phải sự hoài nghi của Mỹ và Triều Tiên, Bộ trưởng Ngoại giao Nga Eduard Shevardnadz đã đề xuất một phiên bản riêng của ông về việc mở rộng quan hệ ngoại giao liên Triều bằng cách thúc đẩy hai miền Triều Tiên đồng ý gia nhập Liên Hiệp Quốc dưới một tên nước thống nhất.

Cũng theo đề xuất, Triều Tiên kêu gọi hai miền ký hiệp ước không xâm phạm; đồng thời thay thế thỏa thuận đình chiến bằng một hiệp định hòa bình. Ngoài ra, Triều Tiên muốn hủy bỏ toàn bộ thỏa thuận và hiệp định đã đạt được với các bên thứ ba, vốn đi ngược lại với nỗ lực tái thống nhất bán đảo Triều Tiên.

Tuy nhiên, ý tưởng đó đã không được hoàn thành. Hai miền Triều Tiên đã gia nhập Liên Hiệp Quốc cùng thời điểm năm 1991, nhưng đã giành được tư cách thành viên với các chức vụ chính thức của họ - CH Hàn Quốc cho Hàn Quốc và CHDCND Triều Tiên cho Triều Tiên.

Thùy Dương
.
.
.