Cảnh sát Mỹ thích sử dụng súng

Thứ Năm, 16/03/2017, 08:55
Số người chết dưới tay Cảnh sát Mỹ mỗi năm vượt xa số người bị cảnh sát giết ở các nước tư bản phát triển khác. Chẳng hạn, năm 2015 Cảnh sát Mỹ giết người nhiều hơn 100 lần so với Cảnh sát Đức, dù dân số Mỹ chỉ gấp 4 lần dân số Đức. Trong khi đó, tại Anh chỉ có 14 người bị chết dưới tay cảnh sát năm 2014.


Cảnh sát bạo lực nhất khối tư bản

Paul Hirschfield, một nhà xã hội học của Đại học Rutgers University, cho biết Cảnh sát Mỹ bắn chết người với tỷ lệ 3,42 người/triệu dân mỗi năm. Tỷ lệ này ở Đan Mạch là 0,187; Pháp là 0,17; Thụy Điển 0,133; Bồ Đào Nha 0,125; Đức 0,09; Na Uy 0,06; Hà Lan 0,06; Phần Lan 0,034; Anh 0,016.

Tình trạng bạo lực và những cái chết do Cảnh sát Mỹ gây ra là một biểu hiện của tình trạng tàn bạo và căng thẳng của quan hệ giai cấp ở Mỹ. Phần lớn của giai cấp lao động sống trong tình trạng nghèo đói hoặc cận nghèo, thiếu thốn những thứ cơ bản như nước sạch, thực phẩm dinh dưỡng, việc làm, y tế, nơi ở đàng hoàng và một nền giáo dục tốt.

Trong khi đó, nhà nước lại phản ứng bằng bạo lực, cắt quyền tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của người dân và chi tiêu hàng tỷ USD để nâng cấp và quân sự hóa lực lượng Cảnh sát quốc gia. Khi cần, họ lại huy động lực lượng cảnh sát để dập tắt các cuộc biểu tình, và điều này càng khiến ngày càng có nhiều cuộc biểu tình bạo lực chống lại cảnh sát trong những năm gần đây.

Biểu tình chống tình trạng bạo lực của cảnh sát.

Mỹ là một đất nước phức tạp, nơi đầy rẫy những loại tội phạm, trộm cắp hoành hành, gian lận và lừa dối cũng phổ biến, tất cả đều trên một quy mô lớn. Nhưng đây lại là nơi hội tụ nhiều điều kiện lý tưởng để làm ăn cho các ngân hàng lớn và các tập đoàn. Trong khi đó, tầng lớp lao động lại sống một cuộc sống khác biệt. Việc họ bị cảnh sát hành hình cần xét xử ngày càng phổ biến, dù tội của họ rất nhẹ hoặc thậm chí vô tội.

Một năm đã qua là thời điểm thích hợp để nhìn lại điều này. Sử dụng dữ liệu của riêng họ về số người bị bắn và bị chết dưới tay cảnh sát (tức cả những người bị thương), tờ Washington Post cho biết 24% nạn nhân của các vụ bị bắn và giết dưới tay cảnh sát năm 2016 là người da đen. Tỷ lệ này tương ứng 232 người trong tổng số 957 người bị bắn và bị giết, cao gấp đôi so với tỷ lệ người Mỹ gốc Phi trong dân số Mỹ.

Hầu hết nạn nhân là dân lao động

Trong khi các phương tiện truyền thông thường nhấn mạnh đến các nạn nhân da đen trong những vụ cảnh sát giết người. Tuy nhiên, số người da trắng bị cảnh sát bắn giết mới chiếm tỷ lệ lớn, 48% tổng số. Tờ World Socialist đã phản ánh: “Người da đen chết dưới tay cảnh sát có tỷ lệ cao so với tỷ lệ của họ trong dân số đã được nhiều người đem ra bàn tán như sự phân biệt chủng tộc, nhưng chính người da trắng mới là nạn nhân đa số”.

Trong khi Washington Post không xét các nạn nhân bị giết chết thuộc giai tầng nào trong xã hội, nhưng người ta khó tìm thấy những người từ tầng lớp thượng lưu trong danh sách nạn nhân. Điều đó có nghĩa, những người bị giết chết đa phần là tầng lớp lao động, bất kể màu da nào.

Những người bị giết thường là những thành phần thấp nhất của tầng lớp lao động, và thường là những người dễ bị tổn thương nhất: những người thất nghiệp, người bị bệnh tâm thần, những người sống trong khu vực nghèo nhất, cả nông thôn và thành thị, và người vô gia cư. Ví dụ, trong 957 người bị giết, 240 người (25%) có những dấu hiệu rõ ràng cho thấy họ bị bệnh tâm thần.

Không có lý do nổ súng

Trong số các nạn nhân, 441 người không có súng, chiếm 46% những người thiệt mạng. 170 người có dao và 44 người có vũ khí đồ chơi. 47 người không có vũ trang cũng không lái xe theo cách mà các cảnh sát coi là nguy hiểm.

65 người đang lái xe ô tô, khiến cảnh sát xem họ dùng xe hơi như vũ khí. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp không có bằng chứng để chứng minh chiếc xe đang được sử dụng như một vũ khí. Ví dụ, Christian Redwine, một thanh niên da trắng 17 tuổi, đã bị bắn sau khi một xe đuổi theo. Cậu không có vũ khí và bị tình nghi ăn cắp xe.

Một thực tế đáng chú ý là có 329 nạn nhân đã bỏ chạy, chiếm khoảng 34%. Những thống kê này cho thấy cảnh sát sẵn sàng giết chết những người có rất ít hoặc không có mối đe dọa gì đối với họ.

Một người biểu tình đứng trước những cảnh sát chống biểu tình được trang bị tận răng.

Tại Mỹ, hơn 2 triệu người đang ở trong nhà tù liên bang hay tiểu bang. Thêm vào đó, 4,75 triệu người đang bị quản chế hoặc tạm tha. Điều này có nghĩa khoảng 7 triệu người (3% dân số trưởng thành) đã hoặc đang ở tù.  Như trong các trường hợp giết người của cảnh sát, nhiều người trong số nạn nhân bị quy tội ăn cắp ở cửa hàng, trôm xe ô tô và ăn cướp… Nhiều người bị cho đang tàng trữ và sử dụng ma túy.

Cảnh sát bị trả thù

Ở chiều ngược lại, số lượng nhân viên Cảnh sát Mỹ thiệt mạng trong khi làm nhiệm vụ cũng tăng mạnh vào năm 2016, sau nhiều cuộc tấn công vào các lực lượng thực thi pháp luật, bao gồm các cuộc phục kích ở Dallas và Baton Rouge, Louisiana.

Một báo cáo công bố ngày 29-12-2016 của Quỹ Tưởng niệm quốc gia về những cán bộ thi hành luật pháp (NLEOMF) cho biết, có 135 cảnh sát bị chết khi đang thi hành nhiệm vụ trong năm 2016. Một số chết trong các tai nạn giao thông, nhưng gần một nửa đã bị bắn chết. Trong đó, số cảnh sát bị bắn chết đã tăng 56%  so với năm 2015.

"Trong trí nhớ của mình, chúng tôi chưa bao giờ thấy một sự gia tăng kinh khủng như vậy về số cảnh sát bị bắn chết” - Craig Floyd, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của NLEOMF, cho biết - "Các cảnh sát đã bị giết chỉ vì đồng phục họ mặc và công việc họ làm. Điều này là không thể chấp nhận đối với xã hội nhân đạo mà chúng ta đang xây dựng".

Các cuộc tấn công đã làm phức tạp cuộc đối thoại toàn quốc về việc sử dụng vũ lực của cảnh sát ở Mỹ, đặc biệt là đối với những người đàn ông Mỹ gốc Phi.

Vào ngày 7-7-2016, tại Dallas, một tay bắn tỉa tấn công khi diễn ra một cuộc biểu tình ôn hòa chống lại bạo lực cảnh sát. Hắn đã giết 5 cảnh sát và làm bị thương 9 người khác. Đó là vụ có số cảnh sát chết nhiều nhất kể từ sự kiện khủng bố  - số người chết lớn nhất trong thực thi pháp luật ngày 11-9-2001, khi có 72 cảnh sát bị chết.

Chưa đầy 2 tuần sau cuộc tấn công Dallas, một tay súng đơn độc tại Baton Rouge đã bắn chết 3 sĩ quan cảnh sát và làm bị thương 3 người khác bên ngoài một cửa hàng tiện lợi. Vụ tấn công diễn ra chỉ vài tuần sau khi người đàn ông da đen Alton Sterling, 37 tuổi, bị cảnh bắn chết trong một cuộc biểu tình.

Floyd cho biết những diễn biến trong năm nay đã có tác động sâu sắc đến ngành thực thi pháp luật. Các cơ quan thực thi pháp luật đang phải vật lộn để tuyển dụng người vào hàng ngũ của họ, và những người tiếp tục phục vụ thì lo lắng vì “không biết khi nào mình chết”.

Anh Khoa (Tổng hợp)
.
.
.