Cần lên án những kẻ rắp tâm xuyên tạc vụ chống người thi hành công vụ ở Đồng Tâm
- Làm rõ việc nhận tiền các tổ chức khủng bố để gây rối ở Đồng Tâm
- Thông tin chính thức về vụ án hình sự tại Đồng Tâm
- Khởi tố 22 đối tượng trong vụ án đặc biệt nghiêm trọng tại Đồng Tâm5
Nhưng bên cạnh lời chia sẻ, xót thương, lại có những kẻ mù quáng tin vào lời bịa đặt tráo trở của các đối tượng phản động, chống đối chính quyền chia sẻ rầm rộ trên Facebook nhằm gây bất ổn, kích động, chia rẽ trong xã hội. Đáng tiếc thay, trong số đó lại có những con người có đủ tư duy, nhận thức nhưng không tiếp cận được thông tin hoặc nghe thông tin một chiều, đã có những bài viết trên facebook cá nhân gây tổn thương, xúc phạm đến anh linh các liệt sĩ, nỗ lực bảo vệ cuộc sống bình yên cho nhân dân của lực lượng Công an. Đây là điều ko thể chấp nhận được và rất đáng lên án.
Những người lính không trở về
Từ ngày 31-12-2019, một số đơn vị của Bộ Quốc phòng phối hợp với lực lượng chức năng tiến hành xây dựng tường rào bảo vệ Sân bay Miếu Môn (huyện Mỹ Đức, TP. Hà Nội) theo kế hoạch. Khi bắt đầu xây dựng tường rào bảo vệ, nhiều đối tượng dưới sự chỉ đạo của Lê Đình Kình, Lê Đình Công (con trai Kình)… đã lên kế hoạch, chuẩn bị bom xăng, lựu đạn và hung khí tự chế nhằm tấn công lực lượng đang thi công và đối phó với tình huống bị lực lượng Công an bắt giữ.
Thậm chí, trên mạng xã hội Facebook, các đối tượng này còn hung hăng tuyên bố sẵn sàng đổ máu với vỏ bọc “giữ đất” để kêu gọi sự ủng hộ. Chúng livetream khoe đã chuẩn bị 200 lít xăng cùng rất nhiều hung khí, chỉ cần Công an xuất hiện là sẽ gây án. Có đối tượng còn manh động mang dao đến nhà, đe dọa Chủ tịch UBND xã Đồng Tâm, dọa chém cán bộ Ban chỉ huy quân sự xã hay lặng mạ những hộ dân chấp thuận di dời. Để có thêm nhân lực thực hiện các hành vi chống đối, các đối tượng con thu nhận nhiều kẻ nghiện hút, có tiền án, tiền sự để lợi dụng cho hoạt động gây rối của mình.
Vũ khí mà Lê Đình Kình và đồng phạm dùng chống đối lực lượng chức năng. |
Trước sự manh động nói trên của nhóm đối tượng, rạng sáng ngày 9-1-2020, lực lượng Công an đã tới để thuyết phục đồng thời ngăn chặn những đối tượng quá khích gây rối cản trở công trình xây dựng hàng rào sân bay Miếu Môn.
Tuy nhiên, nhóm ông Kình đã dùng lựu đạn, bom xăng, quả nổ tấn công lực lượng chức năng. Nhưng với quan điểm giải quyết mềm mỏng, tránh gây thương vong, lực lượng Công an vẫn kiên trì, tuyên truyền, thuyết phục, kêu gọi các đối tượng không chống đối, hợp tác với lực lượng chức năng, trong khi thực tế có thể nhanh chóng trấn áp các đối tượng.
Khi đang tiến hành kêu gọi đầu hàng, nhóm đối tượng dùng dao phóng lợn, lựu đạn tấn công các cán bộ, chiến sĩ Công an đứng trên mái nhà của một căn liền kề. Lựu đạn không phát nổ nhưng khiến ba sĩ quan Công an ngã xuống một khe hẹp giữa hai căn nhà. Sau đó, chúng đã ném bom xăng khiến cả ba cán bộ chiến sĩ hy sinh.
Các tình huống nghiêm trọng, bất ngờ, liên tiếp như vậy buộc lực lượng chức năng phải tấn công và đồng loạt bắt giữ nhiều đối tượng liên quan đến nhóm của Lê Đình Kình. Hậu quả, nhóm đối tượng đã có người chết và bị thương.
Tại cơ quan điều tra, một đối tượng tấn công lực lượng chức năng là Nguyễn Văn Tuyển khai nhận: “Cụ Kình (tức Lê Đình Kình) bảo cứ cho 3 thằng chết là chúng nó phải chạy hết và ông Công (tức Lê Đình Công) bảo không cần phải bàn nhiều, đứa nào cứ xông vào là chiến…”. Tại căn nhà của Lê Đình Kình, lực lượng chức năng thu giữ 8 quả lựu đạn, 38 chai bom xăng, 20 lít xăng, 12 tuýp sắt đầu gắn dao nhọn, 3 hộp pháo sáng, 1 khẩu súng bắn điện, 1 thanh kiếm, 1 búa.
Lựu đạn thu được trên tay Lê Đình Kình. |
Loạn tin giả trên mạng xã hội
Chỉ vài giờ sau vụ việc xảy ra tại Đồng Tâm, hàng trăm bài viết với các từ khóa “đàn áp”, “cưỡng chế đất”, “vùng lên”, “Công an đàn áp dân”… được các tài khoản ảo đăng tải trên mạng xã hội như đã được chuẩn bị sẵn. Chúng tôn vinh cái gọi là “Tổ đồng thuận”, tự cho là đại diện cho người dân xã Đồng Tâm đã đứng lên chống lại chính quyền. Chúng kêu khóc cho những kẻ đi ngược lại luật pháp, lợi ích an ninh quốc gia để rồi sát hại những cán bộ chiến sĩ Công an đang làm nhiệm vụ giữ gìn sự bình yên cho xã hội. Chúng cho rằng sự hy sinh của các cán bộ chiến sĩ Công an là giả dối, đặt dấu hỏi cho các hành động của lực lượng Công an bằng những luận điệu xuyên tạc, phản động.
Đau lòng thay, những thông tin giả đó lại khiến nhiều người dân thiếu tỉnh táo, tin tưởng và cho rằng đó là sự thật. Có thể nói, mục đích của những kẻ tung tin giả đã thành công được phần nào, khi chúng đã kích động được một bộ phận quần chúng thiếu kĩ năng nắm bắt thông tin, nghe theo một cách mù quáng.
Việc đưa các thông tin giả, bôi xấu chính quyền và lực lượng chức năng là cách mà các đối tượng phản động thường dùng để gây bất ổn tình hình trong nước. Cũng từ vụ việc này, các đối tượng đội lốt “dân chủ”, “nhân quyền” sẽ vin vào đó để kêu gào, hạ thấp uy tín của đất nước để đạt được các mục đích cá nhân của mình.
Nhưng sự thật là từ tháng 7-2017, Thanh tra TP Hà Nội ra Kết luận 2346/KL-TTTP-P5, chỉ ra hàng loạt sai phạm kéo dài về quản lý đất đai ở địa phương, song khẳng định đất đồng Sênh là đất quốc phòng. Một bộ phận dân thôn Hoành do “Tổ đồng thuận” mà Lê Đình Kình làm nòng cốt phản đối. Trước tình hình đó, theo chỉ đạo của Chính phủ, Thanh tra Chính phủ tiến hành rà soát, kiểm tra tính chính xác, hợp pháp của Kết luận 2346. Tháng 4-2019, Thanh tra Chính phủ công bố kết quả rà soát, khẳng định Kết luận 2346 của Thanh tra TP Hà Nội là đúng.
Chung Hoàng Chương đã có rất nhiều bài viết bóp méo sự thật trên Facebook. |
Để giải thích thêm cho người dân, ngày 25-11-2019, Thanh tra Chính phủ phối hợp với UBND thành phố Hà Nội mở cuộc đối thoại với công dân xã Đồng Tâm và các xã tiếp giáp với sân bay Miếu Môn. Về cơ bản, cuộc họp này thông báo, giải thích lại, chi tiết hơn các vấn đề gây tranh cãi về bản chất pháp lý đất đồng Sênh.
Sau khi được giải thích rõ ràng, 14 hộ dân đã chấp thuận di dời, ủng hộ việc xây tường rào tại sân bay Miếu Môn. Vì thế mà vào thời điểm cuối tháng 11-2019, cơ quan chức năng xác định nhóm ủng hộ Lê Đình Kình thu hẹp rất nhiều, chỉ còn hơn 20 người, trong đó khoảng 7-10 người là nòng cốt. Hầu hết số này là con em, họ hàng như Lê Đình Công, Lê Đình Chức, Lê Đình Doanh, Lê Đình Uy và Lê Đình Quang.
Như vậy, cái gọi là “Tổ đồng thuận” mà Lê Đình Kình đứng đầu không đại diện cho người dân Đồng Tâm. Nhưng từ 2017, các đối tượng liên tục tìm cách phá hoại, phát tán thông tin quy chụp chính quyền dưới danh nghĩa “đòi đất cho nhân dân”, nhưng thực chất là vì lòng tham.
Thông tin đã rõ, nhiều người cũng nhận ra sự thật trong vụ việc ở Đồng Tâm. Nhưng vẫn có những kẻ cố tình bóp méo sự thật như Chung Hoàng Chương. Mới đây, Công an quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ đã thi hành lệnh bắt và khám xét khẩn cấp đối với Chung Hoàng Chương (43 tuổi, chủ tài khoản Facebook Chương May Mắn) để điều tra về tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Sau khi xảy ra vụ việc ở Đồng Tâm, Chương đã đăng tải nhiều bài viết có nội dung mang tính chất xuyên tạc làm mất uy tín của cơ quan Nhà nước, lực lượng vũ trang. Ngoài ra, kiểm tra tài khoản Facebook của đối tượng này, đã phát hiện có 16 bài viết được trích xuất thành 101 trang tài liệu in trên giấy A4, chứa nội dung có tính chất tiêu cực, tuyên truyền, chống phá Nhà nước. Việc bắt giữ Chung Hoàng Chương là rất kịp thời, cần thiết, là bài học cảnh tỉnh đối với những kẻ dân chủ quá trớn.
Không chỉ có những kẻ cố tình bóp méo sự thật như Chung Hoàng Chương trong vụ Đồng Tâm, mà đáng tiếc thay, có những con người có đủ trí thông minh, kiến thức và kĩ năng để nhận biết đúng sai lại lên tiếng chỉ trích lực lượng chức năng như những kẻ phản động, đưa ra những nghi vấn thiếu cơ sở, gây hoang mang cho nhiều người. Trong số này, có một số nhà báo có nhận thức, nhãn quan chính trị yếu kém khi nêu quan điểm ủng hộ cha con Lê Đình Kình và đặt câu hỏi về sự hy sinh của các cán bộ chiến sĩ Công an đang làm nhiệm vụ, gây bức xúc đối với nhiều người dân lương thiện, khi mà tất cả đang hướng về những người lính anh dũng hy sinh với tất cả nỗi xót xa, đau đớn.
Trong số đó có thể kể đến một số nhà báo được đánh giá là có chuyên môn nghiệp vụ, nhưng lại cố tình không nhìn nhận đúng bản chất sự việc và có những quan điểm sai lệch khi ủng hộ cha con ông Kình và hành động phạm tội, chống lại chính quyền của bè nhóm này. Đáng trách hơn, có cả một người từng là vụ tổng biên tập cũng có cái nhìn lệch lạc, xúc phạm lực lượng làm nhiệm vụ và tôn vinh những kẻ khát máu như Lê Đình Kình, đây là điều không thể chấp nhận được với những người cầm bút, chưa nói đến lương tri, đạo đức của một con người.
Ngoài ra, một số trí thức khác như luật sư, nhà nghiên cứu do không tiếp cận được thông tin chuẩn cũng đã có bài viết bênh vực những người mà họ tự cho là “dân oan” Đồng Tâm. Trong khi đó, thông tin về vụ việc đã được cơ quan chức năng công bố rất rõ ràng. Đây là sự yếu kém về nhận thức hay cách lợi dụng chiêu bài “dân túy”, kích động để thu hút sự chú ý nhằm thỏa mãn mục đích cá nhân? Với mục đích gì thì họ cũng đáng bị lên án.