Mong La, thành phố của hàng lậu, hàng giả và tệ nạn
- Các doanh nghiệp với cuộc chiến chống hàng giả
- Thu giữ nhiều hàng giả, làm nhái
- Hàng giả dịp Tết Nguyên đán: Nỗi lo muôn thuở
Tại thành phố không quá lớn này có hẳn một nhà máy nhiệt điện, một sở thú, một sân golf. Sự phát triển này có thể khiến các thành phố, thị trấn khác tại Myanmar phải ghen tị. Tuy nhiên theo Tom Kramer, một chuyên gia có kinh nghiệm nghiên cứu về nền kinh tế ở Mong La thì nó chỉ làm lợi cho người đứng đầu và các tập đoàn mafia tại đây mà thôi.
"Du khách Trung Quốc vẫn đang có chiều hướng tăng lên nhưng nơi này quả thực chẳng có gì tốt. Nó có thể sụp đổ bất cứ lúc nào. Một khi Chính phủ Trung Quốc quay lưng với Mong La, sẽ là một dấu chấm hết cho thành phố bất lương này", Tom Kramer chia sẻ. Cứ mỗi năm lại có hàng nghìn khách tham quan vượt qua biên giới tới Mong La. Có một lý do đơn giản, đó là tại thành phố này, cái gì cũng có, cái gì cũng có thể giải quyết bằng tiền.
Mong La sinh ra dường như là để phục vụ người Trung Quốc, với đủ các bảng hiệu tiếng Trung, tiền tệ, mạng di động là của Trung Quốc, thậm chí đồng hồ cũng được chỉnh theo giờ Bắc Kinh. Mặc dù trên lý thuyết Mong La thuộc lãnh thổ Myanmar, tuy nhiên thực tế đây có thể coi là một khu tự trị do Liên minh Quân đội dân chủ, một phe phái chính trị đối lập khác làm chủ. Có thể nhìn thấy chiến binh quân đội tuần tra liên tục trong khu vực, tay cầm AK-47.
Du khách Trung Quốc được phép tự do đi vào khu vực thành phố Mong La mà không cần hộ chiếu do quân nổi loạn tại đây có quan hệ khá tốt với chính quyền tỉnh Vân Nam, mặc dù Chính phủ Trung Quốc đã không ít lần yêu cầu đóng cửa biên giới để ngăn người dân đánh bạc.
Mong La là thành phố mà những ngành dịch vụ bất lương lên ngôi. |
Tại Mong La, rất nhiều sòng bạc là do dân Trung Quốc làm chủ và thậm chí còn cho phép khách hàng đánh bạc trực tuyến từ Trung Quốc.
Vì nằm ở Tam Giác Vàng, công nghiệp ma túy tại đây phải nói là cực thịnh. Bên cạnh ma túy và cờ bạc, nạn mại dâm cũng trở thành một ngành công nghiệp tại đây. Tổ đội các cô nàng ăn mặc khêu gợi, chèo kéo khách vào các nhà nghỉ khách sạn biển bảng tiếng Trung với nội dung "các cô gái ngoan ngoãn, vui vẻ và nhiệt tình", rồi cả các gói dịch vụ quái đản. Giống như những quốc gia sống nhờ ngành công nghiệp chợ đen, chợ xám, Mong La cũng tràn ngập hàng giả, hàng nhái.
Các lái buôn người Trung Quốc cùng một số phụ nữ địa phương mở các sạp hàng hóa bán rau củ, thịt thà cho tới quần áo, máy móc thiết bị điện, thế nhưng dưới các sạp rau củ ấy, nếu biết cách nói chuyện, bạn có thể tìm được nhiều sản vật thú quý hiếm như da voi khô, ngà voi từ châu Phi hay da, lông thú, chim chóc quý hiếm...