Lỗ hổng trong quản lý thuyền viên là nguy cơ lớn gây tai nạn đường thủy
- Tai nạn đường thủy, 4 người chết và mất tích
- Mực nước sông Hồng xuống thấp, tai nạn đường thủy liên tiếp
- Khai thác cát - tác nhân gây tai nạn đường thủy
Theo thống kê của Cục Đường thủy nội địa, tính đến gần cuối tháng 3, cả nước có 246.336 phương tiện thủy đã đăng ký và cấp gần 335.000 giấy chứng chỉ chuyên môn thuyền viên, người lái. Dù có hàng trăm nghìn chứng chỉ chuyên môn đã được cấp, song ông Hoàng Hồng Giang, Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam (Bộ Giao thông Vận tải) cho rằng, việc quản lý thuyền viên còn vô cùng khó khăn.
Vị này cũng chỉ ra thực tế ngành đường thủy đang gặp phải như sổ thuyền viên, giấy chứng nhận chứng chỉ thuyền viên khi tàu đến bến, cảng phải được cơ quan có thẩm quyền xác nhận nhưng hiện nay các thủ tục, văn bản pháp luật lại quy định chủ phương tiện được quyền tự khai báo thuyền viên, người lái.
Trong khi đó, Cục Đường thủy chỉ đi kiểm tra trên sổ sách, giấy tờ thuyền viên mà chủ phương tiện khai báo, đồng thời không xác minh, kiểm soát được thuyền viên có đi con tàu đó không vì chủ phương tiện tự bố trí người lái.
Ngoài ra, lực lượng cảng vụ không được hoạt động trên các bến bãi không phép vì theo Thông tư 83 và 25, lực lượng cảng vụ chỉ hoạt động quản lý Nhà nước tại các cảng nội địa, bến bãi. Thanh tra giao thông đường thủy chỉ kiểm tra khi tàu dừng lại (kiểm tra tĩnh), còn tàu đang lưu thông trên luồng thì việc tuần tra, kiểm soát thuộc chức trách của lực lượng cảnh sát giao thông đường thủy.
Cục Đường thủy thừa nhận còn tình trạng thuyền viên không chứng chỉ vẫn lái tàu. |
Nói về tình trạng trên, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Nhật cũng thẳng thắn, hiện nay, Sở Giao thông Vận tải các tỉnh, thành lập các Cảng vụ đường thủy mới có 16 cảng vụ. Cục Đường thủy quản lý rất rộng nhưng chỉ có 4 cảng vụ, 90 đội thanh tra. Các vụ tai nạn giao thông đường thủy chính là “lỗ hổng” trong quản lý người lái phương tiện, phao tiêu, biển báo đường thủy tại địa phương, trách nhiệm này là của Bộ Giao thông Vận tải, không thể đổ cho địa phương.
Từng đi thị sát về công tác kiểm soát chất lượng thuyền viên, Thứ trưởng Nguyễn Nhật dẫn chứng, hiện 13 tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long chiếm 60% vận tải thủy mà đa số người lái không có bằng chứng chỉ, cho học nhưng lại không chịu đi. Bổ sung thêm, Cục trưởng Hoàng Hồng Giang cho biết, toàn quốc có 80.000km sông kênh trong đó có 6.500km sông Trung ương. Toàn ngành đường thủy, tính cả Cục trưởng và công nhân chỉ có 2.000 người.
Như vậy, tính ra một cán bộ đường thủy phụ trách đến 3km sông. Nhấn mạnh đến những bất cập này, Cục Đường thủy nội địa đã lường trước và rà soát nhiều, tuy nhiên hệ thống văn bản quy phạm pháp luật dù được cải thiện nhưng vẫn còn chồng chéo, điều chỉnh và cập nhật nhiều.
Để tháo gỡ những khó khăn, Cục Đường thủy nội địa đã có văn bản kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải để quản lý Nhà nước có thẩm quyền kiểm soát quản lý thuyền viên, người lái, đào tạo; tăng cường kiểm soát bằng giả; giao phân cấp quản lý cảng, bến bãi hết cho địa phương hoặc giao cho tập thể Cục; đưa công nghệ quản lý vào hệ thống kiểm soát hành trình con tàu như radar, camera, thiết bị giám sát hành trình và tự động nhận dạng cho con tàu, quản lý phương tiện; công tác đảm bảo an toàn giao thông đường thủy chỉ thực hiện được khi có sự vào cuộc đồng bộ của lực lượng CSGT, thanh tra giao thông, cảng vụ và chính quyền các địa phương.
Đưa ra những giải pháp cho công tác quản lý Nhà nước về đường thủy, Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường cho rằng, Cục Đường thủy phối hợp với địa phương tăng cường công tác tuyên truyền và xử lý nghiêm các trường hợp phương tiện, doanh nghiệp vận tải vi phạm Luật Giao thông đường thủy nội địa, nhất là đưa tàu cỡ lớn lưu thông trên tuyến có cấp kỹ thuật nhỏ hơn, như thu hồi giấy phép kinh doanh vận tải, chứng chỉ điều khiển phương tiện.
Cục Đường thủy tiếp tục có văn bản tham mưu cho Bộ để đề nghị địa phương chấn chỉnh lại hoạt động quản lý Nhà nước có thể “vươn tay” đến tất cả con sông có vận tải đường thủy. Cục phải kiên quyết kiểm điểm làm rõ trách nhiệm của các Cảng vụ, xử lý nghiêm tập thể và cá nhân để tàu va đâm cầu, nếu liên quan đến địa phương thì phê bình Sở Giao thông Vận tải.
Từ 1-7: Xử lý nghiêm các trường hợp lưu hành xe điện trên đường nhưng chưa đăng ký Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ vừa ký ban hành Văn bản số 3318/BGTVT-ATGT về việc tăng cường các biện pháp để quản lý xe điện. Theo đó, lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải (GTVT) yêu cầu Cục Đăng kiểm Việt Nam tăng cường kiểm tra chứng nhận chất lượng đối với xe điện theo quy định; Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp với Ban An toàn giao thông tỉnh xây dựng các chuyên đề để tăng cường tuyên truyền, phổ biến nâng cao ý thức của người dân trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng xe điện, trong đó tập trung vào các đối tượng như người dân, học sinh, sinh viên, các cơ sở, hộ kinh doanh, doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu, buôn bán xe đạp điện; phối hợp với các cơ quan chức năng của địa phương tăng cường kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ việc sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu và lưu thông xe điện trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, chỉ đạo lực lượng Thanh tra giao thông của Sở: Phối hợp với các lực lượng Cảnh sát tăng cường tuần tra, kiểm soát, xử lý các trường hợp xe điện vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ (không đội mũ bảo hiểm); phối hợp xử lý nghiêm các trường hợp lưu hành xe điện trên đường nhưng chưa đăng ký (kể từ ngày 1 tháng 7 năm 2016 trở đi). Phạm Huyền |