Phòng ngừa trẻ em, người chưa thành niên phạm tội tại cộng đồng dân cư
- Hội thao giao lưu Văn nghệ - Thể dục Công an các tỉnh Cụm thi đua số 8
- Hội thảo khoa học - thực tiễn "CAND với việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII"
- Những đúc kết đầy giá trị lý luận và thực tiễn từ một cuộc hội thảo khoa học
Theo đánh giá của Công an các địa phương: Trong 6 tháng đầu năm 2017, cả nước xảy ra 2258 vụ vi phạm pháp luật do 3340 TE và NCTN gây ra.
Hiện nay, tính chất, mức độ phạm tội nguy hiểm hơn vượt quá giới hạn độ tuổi như: Hình thành băng nhóm tội phạm có tổ chức, gây án ở phạm vi rộng, trên địa bàn tỉnh và liên tỉnh. Hành vi phạm tội rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng như: Giết người, sử dụng vũ khí nóng cướp tài sản, hiếp dâm, mua bán, sử dụng, tàng trữ, vận chuyển trái phép chất ma túy; tình trạng bỏ nhà, sống bầy đàn, sử dụng chất kích thích tụ tập thành băng, ổ nhóm hoạt động manh động. Địa bàn thực hiện các hành vi phạm tội, vi phạm pháp luật của TE và NCTN không chỉ xảy ra ở thành phố, thị xã mà còn diễn ra ở vùng quê.
Thiếu tướng Vũ Xuân Dung phát biểu tại Hội thảo |
Từ thực trạng nghiên cứu nhận định, nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng phạm tội và các hành vi vi phạm pháp luật của TE vàNCTN như: Sai lầm, thiếu sót từ phía gia đình do phương pháp quản lý, giáo dục trẻ em chưa tốt (quá nuông chiều, thỏa mãn và đáp ứng mọi yêu cầu vật chất của con cái khi các nhu cầu này không chính xác). Một số trẻ em có hoàn cảnh gia đình đặc biệt, thiếu thốn tình cảm của cha mẹ; những trẻ em rơi vào hoàn cảnh này thường bị rủ rê, lôi kéo vào hành vi tiêu cực, phạm tội. Nhiều gia đình thiếu trách nhiệm, không quan tâm và phối hợp chặt chẽ với nhà trường trong việc quản lý, giáo dục con cái; Trao đổi thông tin giữa gia đình và nhà trường thiếu chặt chẽ. Mặt khác, do đặc điểm phát triển về tâm sinh lý của lứa tuổi chưa hoàn thiện, dễ bị kích động, khó kiềm chế, đặc biệt nhận thức xã hội của các em còn hạn chế; kiến thức pháp luật và ý thức pháp luật chưa cao dẫn đến mắc sai phạm…
Lãnh đạo Công an các địa phương tham dự Hội thảo |
Trung tá Huỳnh Thị Thu Trang nêu giải pháp tại Hội thảo |
Nói về giải pháp nâng cao hiệu quả công tác này, Trung tá Huỳnh Thị Thu Trang, Phó Trưởng phòng PC64 Công an TP Hồ Chí Minh, cho biết: Lực lượng Công an phải thường xuyên phối hợp với các ban ngành, đoàn thể tuyên truyền phổ biến tác hại của các chất gây nghiện, hậu quả của việc sử dụng ma túy cho TE và NCTN; tổ chức các hội thi tìm hiểu Luật giao thông đường bộ đến trường học, chương trình phòng chống tác hại của trò chơi trực tuyến có nội dung bạo lực và không lành mạnh đối với học sinh, khu dân cư. Tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí lành mạnh, phát động phong trào “người lớn gương mẫu, trẻ em ngoan ngoãn”.
Đối với TE bỏ học cần phối hợp với gia đình vận động trở lại trường; TE có hành vi vi phạm pháp luật và có nguy cơ làm trái pháp luật thì phối hợp với các ban ngành tổ chức quản lý, giáo dục phù hợp với lứa tuổi, hoàn cảnh của các em; đồng thời, tìm việc làm cho các em có hoàn cảnh khó khăn như, may gia công tại nhà, làm giầy dép…để các em ổn định cuộc sống.
Đại tá Lâm Dũng Nam, Phó Cục trưởng Cục C64, đề nghị: Công an các địa phương cần nhân rộng các mô hình điểm về phòng ngừa, quản lý, giáo dục TE và NCTN làm trái pháp luật theo Chương trình quốc gia phòng chống tội phạm. Phát huy vai trò lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của các cấp ủy Đảng, sự điều hành, quản lý của các cấp chính quyền trong công tác phòng chống tội phạm. Thực hiện xã hội hóa công tác quản lý, giáo dục TE và NCTN làm trái pháp luật gắn với sự phát triển kinh tế, xã hội.
Triển khai đồng bộ các hoạt động QLHC về TTXH gắn với quản lý giáo dục đối tượng nói chung, quản lý, giáo dục TE và NCTN làm trái pháp luật nói riêng trong các đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm. Tăng cường chỉ đạo Cảnh sát khu vực, Công an xây dựng phong trào và phụ trách xã, Công an xã phát huy vai trò nòng cốt trong tham mưu, chỉ đạo công tác này. Đồng thời, động viên, khen thưởng những tổ chức, cá nhân làm tốt nhiệm vụ; phê bình cá nhân, tập thể thiếu ý thức thực hiệm nhiệm vụ…