Tái hiện lễ cưới truyền thống của người dân tộc Pa Cô
Trong khuôn khổ Ngày hội giao lưu văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc thiểu số các tỉnh vùng biên giới Việt – Lào, khu vực miền Trung, Tây Nguyên năm 2019 do Bộ VHTT&DL phối hợp với UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế tổ chức từ ngày 17 đến 19-5, tái hiện lễ cưới truyền thống của dân tộc Pa Cô ở A Lưới là một trong số chương trình thu hút đông đảo du khách và người dân tham dự.
- Tái hiện Lễ cúng thần sóng biển của đồng bào dân tộc Chăm
- Tái hiện Lễ hội đua bò Bảy Núi - An Giang tại Hà Nội
- Thái Bình: Tái hiện lễ thao binh nữ tướng thời đại Hai Bà Trưng
Đối với đồng bào dân tộc Pa Cô (huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên- Huế), lễ cưới được xem là nghi lễ quan trọng nhất và rất được coi trọng bởi họ quan niệm rằng “đời người chi có một lần”.
Nghi lễ họ hàng nhà gái đưa con gái về nhà chồng trong đám cưới của đồng bào Pa Cô. |
Khi con trai, con gái dân tộc Pa Cô đến tuổi dựng vợ gả chồng, người cha, người mẹ, anh em trong họ tộc bắt đầu chuẩn bị các lễ vật truyền thống.
Đối với con trai thì cần có tiền, vàng, bạc, cườm, bò, heo, áo quân, thau, chiếu; con gái thì cần các lễ vật như dèng, chiếu, gạo đặc sản và các loại, gà, vịt, cá; riêng về số lượng, trọng lượng tùy theo điều kiện của mỗi gia đình.
Lễ cưới của người Pa Cô được xem là nghi lễ quan trọng nhất và rất được coi trọng. |
Theo các già làng đồng bào dân tộc Pa Cô_ người có uy tín ở huyện miền núi A Lưới, với truyền thống từ xa xưa, con trai hay con gái sau một thời gian tìm hiểu yêu đương và quyết định tiến tới hôn nhân phải có trách nhiệm làm lễ báo cáo cho hai bên gia đình. Tiếp đó sẽ là nghi lễ “Y py a đâ a, y a, ăm” (lễ báo cáo cho bố, mẹ) và “Pôôc xeeq” (đám hỏi), là lễ tính quyết định để đôi trẻ tiến tới hôn nhân, hai bên gia đình kết tình thông gia. Và theo phong tục, người Pa Cô tổ chức lễ cưới theo 2 bước, trong đó “Pôôc đooq” là đám cưới tại nhà trai và “Pa liah, a leq kâr mai” là đám cưới nhà gái.
Cô dâu, chú rể trong lễ cưới truyền thống của dân tộc Pa Cô. |
Đối với đám cưới nhà trai, sáng sớm trước khi đưa con gái về nhà chồng, họ hàng nhà gái tất bật chuẩn bị những lễ vật cần thiết để đưa cho nhà trai. Và trong lúc này chủ nhà gái làm nghi lễ “Pai a ngôh” (lễ xuất gia) và báo cho tổ tiên biết là cháu gái đã đi lấy chồng, mong tổ tiên phù hộ sức khỏe, hạnh phúc và gặp nhiều may mắn. Nhà gái cùng già làng, trưởng họ mang theo một số lễ vật đại diện như dèng, gà luộc, gói xôi… để tiễn con về nhà chồng. Ngoài ra, khi về nhà chồng, cô dâu choàng thêm bên ngoài một tấm dèng gọi là “Pâr lang” để tránh những điều xui xẻo trên đường về nhà chồng.
Họ hàng nhà gái chuẩn bị lễ vật đưa đến nhà trai tùy theo điều kiện của từng gia đình. |
Tiếp theo là nghi lễ “Pa Kloaq”. Trong nghỉ lễ này, họ hàng phía nhà trai sẽ đứng sẵn trước cửa chính cùng mâm cỗ trên tay để tiếp đón họ hàng nhà gái. Khi bước vào nhà gái sẽ được phía nhà trai gắp thức ăn từ trong mâm cỗ đưa vào miệng. Nghi lễ này trong đám cưới người Pa Cô thể hiện sự kính trọng đối với nhà gái. Khi nhà gái đã vào nhà thì 2 bên gia đình sẽ bắt đầu tiến hành làm những nghi lễ dưới sự chỉ dẫn và chứng kiến của già làng, trưởng họ.
Trên đường về nhà chồng, cô dâu choàng một tấm dèng gọi là “Pâr lang” để tránh những điều xui xẻo. |
Đầu tiên, nhà trai tiến hành làm lễ “Pâr xool”, sau lễ này hai bên gia đình trở thành thông gia, giúp đỡ nhau khi khi khăn hoạn nạn. Tiếp đến là nghi thức “Kâr lootq” do nhà gái thực hiện với ý nghĩa báo cho nhà trai rằng, họ đã đưa con gái về nhà chồng, từ nay chính thức là con dâu của nhà trai.
Hai bên gia đình tiến hành làm nghi lễ dưới sự chỉ dẫn và chứng kiến của già làng, trưởng họ khi cô dâu được rước vào nhà trai. |
Bà Lê Thị Thêm, Trưởng phòng Văn hóa thông tin huyện A Lưới cho biết, người Pa Cô ngày nay không còn hủ tục thách cưới như ngày xưa, nhưng riêng lễ vật liên quan đến phong tục cưới thì nhà trai phải lo cho bằng được theo số lượng quy định.
Lễ cưới của người Pa Cô ngày nay không còn hủ tục thách cưới như ngày xưa. |
Cô dâu chú rể hạnh phúc trong ngày cưới. |
Sau khi nghi thức trao của hồi môn hoàn tất thì cha mẹ chồng thực hiện nghi thức “Pa tưưp a đeh, pa cha đooi”, tức đôi vợ chồng mới cưới ngồi ăn chung một chén cơm nếp để cầu mong đôi vợ chồng mãi mãi hạnh phúc, sinh con đẻ cái khỏe mạnh và có cuộc sống tốt đẹp.
Sau khi hoàn thiện lễ cưới tại nhà trai, hai bên gia đình bàn bạc và định ngày tổ chức lễ cưới tại nhà gái.