Lễ hội xuống đồng là Lễ hội truyền thống, lưu truyền và giữ gìn được bản sắc của dân tộc, mang ý nghĩa bắt đầu một mùa màng mới bội thu, thóc lúa đầy nhà. Ngoài ra còn đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa, tín ngưỡng của người dân địa phương, thu hút du khách thập phương đến chảy hội.
Trọng tâm của lễ hội xuống đồng là trò gieo lộc và thụ lộc rất độc đáo. Trò chơi diễn ra vào buổi chiều, biểu tượng của thần lộc ở đây là bỏng thóc nếp. Đến giờ đã định, thầy mo đóng vai thần nông sẽ đem thúng lộc ra chòi, từ trên cao, cầm từng nắm bỏng xung tay vãi đều trong tiếng trống thanh la, não bạt giục liên hồi cùng tiếng reo hò náo nhiệt của người dân tham gia lễ hội.
Tại buổi lễ diễn ra rất nhiều các hoạt động văn hóa mang tính chất tâm linh và phong tục tập quán. Những lời hát Sli, câu Then, Phong Slư, cùng tiếng Lượn cứ đến ngày 12 tháng Giêng lại cất lên, ngoài ra không thể thiếu những trò chơi dân gian như đầy gậy, tung còn, lày cỏ, cờ di chuyển bằng người …
|
Các vị đài biểu cùng nhân dân xuống đồng làm lễ cấy lúa đầu năm mong một mùa màng tươi tốt, bội thu. |
|
|
|
Thầy mo, đội sư tử và các vị đại biểu cùng người dân làm lễ cúng ba vị thần, thần Nông, Nàng Tiên, thần Hoàng Trùng |
|
Lễ hội thu hút đông đảo du khách trong và ngoài địa phương tới tham dự. |
|
Hàng năm mỗi thôn trong xã Đại Đồng thường làm 1 mâm lễ dâng lên các vị thần, mâm lễ có các sản vật do tự tay người dân làm nên, như: bánh khảo, bánh trưng, bánh dày, xôi ngũ sắc… |
|
Gieo lộc, thụ lộc là phần độc đáo và quan trọng nhất trong lễ hội, người dân đến tham dự hội ai cũng mong hứng được lộc của thần nông ban để có được một năm mới may mắn, nhiều lộc. |
|
Múa sư tử là phần không thể thiếu của lễ hội truyền thống này, các cặp sử tử của nhiều nơi trong địa bàn huyện đều tụ hội tại đây để múa mừng lễ hội. |
|
Cờ người một trò chơi rất độc đáo mà chỉ đến ngày hội 12 tháng giêng mới diễn ra |
|
|
Ngoài ra còn có rất nhiều các trò chơi dân gian khác thu hút du khách tham dự và cổ vũ nhiệt tình, như trò chơi đầy gậy, kéo co… |