Thêm thông tin sửng sốt trong vụ ngộ độc ở Lai Châu
- Hỗ trợ trực tiếp nạn nhân bị ngộ độc thực phẩm tại Lai Châu
- Xác định nguyên nhân ban đầu vụ ngộ độc ở Lai Châu
- Tìm ra nguyên nhân ban đầu dẫn đến vụ ngộ độc kinh hoàng ở Lai Châu
- Tác hại khủng khiếp của chất nghi dẫn đến vụ ngộ độc ở Lai Châu
- Hé lộ nguyên nhân ban đầu vụ ngộ độc ở Lai Châu1
Tuy nhiên, trong khi các kết quả kiểm nghiệm đang nghiêng về nguyên nhân vụ ngộ độc là do rượu có cồn công nghiệp Methanol vượt ngưỡng cho phép, thì ông Đồng Xuân Linh - Phó Giám đốc Trung tâm y tế huyện Phong Thổ cho biết, trong số các bệnh nhân đang được điều trị tại Trung tâm, các nam giới đều uống rượu, nhưng có 6 phụ nữ và một cháu bé 7 tuổi không uống rượu cũng bị ngộ độc. Vì vậy, chưa thể khẳng định tất cả các bệnh nhân đều bị ngộ độc Methanol.
Trực tiếp trao đổi với các bác sĩ trong đoàn công tác của Bệnh viện Bạch Mai, những người phụ nữ đang được điều trị tại Trung tâm y tế huyện Phong Thổ là bà Giàng Tả Mẩy (53 tuổi), bà Nù Tả Mẩy (58 tuổi), chị Tô Si Son (25 tuổi), Phu A Gồ (27 tuổi) và cháu Hờ Ơ Seo (7 tuổi) đều khẳng định không uống rượu trong bữa ăn đó.
Các nhân chứng cho biết, các bữa ăn trong những ngày đám tang ông Phu Vần Lèng có rau cải, đậu phụ, thịt lợn và rượu.
Ông Tống Thanh Hải,Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu thăm hỏi bệnh nhân bị ngộ độc |
BS.CKII. Đỗ Văn Giang, Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Lai Châu kiêm Giám đốc Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh Lai Châu cho biết, kết quả xét nghiệm chất Methanol trong máu của 10 bệnh nhân trong vụ ngộ độc rượu tại bản Tả Chải do Trung tâm chống độc- BV Bạch Mai thực hiện cho thấy, có 8 mẫu có nồng độ Methanol trong máu cao hơn cho phép.
Nồng độ Methanol trong máu >20 mg/dL là ngộ độc, nếu >40 mg/dL là tình trạng ngộ độc rất nặng, nhưng trong 8 mẫu trên, có trường hợp nồng độ Methanol lên tới 326 mg/dL. Riêng một bệnh nhân nữ có kết quả âm tính với Methanol và 1 người khác có nồng độ thấp hơn 20mg/dL.
BS.CKII. Đỗ Văn Giang cho biết thêm, đến chiều ngày 17-2, số bệnh nhân điều trị tại BVĐK tỉnh Lai Châu đã ra viện gần hết. Một số trường hợp tuy qua cơn nguy kịch nhưng bị di chứng về thần kinh và mắt.
Hiện còn 3 người đang được BVĐK tỉnh Lai Châu điều trị về di chứng mắt nhưng sức khỏe đã ổn định. 11 người khác đang được điều trị tại Trung tâm Y tế huyện Phong Thổ đều bị ngộ độc nhẹ nên chủ yếu được theo dõi nhằm ngăn chặn nguy cơ biến chứng.
GS.Mai Trọng Khoa-PGĐ BV Bạch Mai trực tiếp lên Lai Châu thăm khám bệnh để điều trị và xác định nguyên nhân |
Nhìn chung, tình trạng sức khỏe của 24 nạn nhân của vụ ngộ độc được chăm sóc, điều trị tại các cơ sở y tế ở Lai Châu đều có tiến triển tốt. 3 người đang được theo dõi tại Trạm y tế xã Ma Ly Chải, một số trường hợp khác bị ngộ độc ở mức độ nhẹ cũng đã được khám sàng lọc tại Trạm y tế xã và được cho về nhà.
Một số bệnh nhân đã tự ngồi dậy, qua được cú “sốc” tâm lý và ăn được cơm. Người nhà bệnh nhân Chao Ô Xè cho biết, mặc dù hôm được bác sỹ đưa ra Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Chao Ô Xè mê man không biết gì, nhưng sau 2 ngày được bác sỹ cứu chữa thì Chao Ô Xè đã tự ngồi dậy và ăn cơm.
Trực tiếp thăm khám cho các bệnh nhân, GS.TS. Mai Trọng Khoa, Phó Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai cho biết: Hầu hết các nạn nhân đang được cấp cứu đều có nồng độ Methanol trong máu rất cao.
Tuy nhiên nhờ việc chẩn đoán đúng để đưa ra phác đồ điều trị chính xác, kịp thời, nên các nạn nhân đều giảm nguy cơ tử vong nhanh. Sự phối hợp chặt chẽ và chuyên nghiệp giữa các lực lượng trong ngành y tế, đặc biệt là trình độ của các bác sĩ của BVĐK tỉnh Lai Châu, có ý nghĩa quyết định cho việc cứu sống nhiều bệnh nhân nguy kịch.
Không một bệnh nhân nào phải chuyển về Hà Nội dù nhiều người bị ngộ độc rất nặng là thành công lớn của các cơ sở y tế tuyến dưới.
Suốt từ khi xảy ra vụ việc đau lòng ở bản Tả Chải, lãnh đạo Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Lai Châu đều thường xuyên trực tiếp xuống địa bàn nắm tình hình và chỉ đạo các lực lượng huy động tối đa nhân lực, vật lực cho công tác khắc phục hậu quả. UBND huyện Phong Thổ cũng tổ chức 4 đoàn công tác tiếp tục rà soát từng gia đình người dân tại bản Tả Chải, xã Ma Ly Chải và khu vực lân cận để xác minh những người đã ăn uống tại đám tang và vận động người dân về xã kiểm tra sức khỏe, hoặc thấy biểu hiện ngộ độc phải đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được cứu chữa; các gia đình cũng không tổ chức ăn cơm, uống rượu tập trung tại các đám tang và hạn chế tổ chức ăn uống đông người.
UBND huyện Phong Thổ phối hợp với lực lượng Công an, biên phòng, y tế để mai táng cho những người qua đời vì ngộ độc theo đúng qui trình về y tế, nhằm đảm bảo vệ sinh môi trường.
Thêm 3 nạn nhân bị ngộ độc nặng nhập viện ngày 17-2 Đặc biệt, BS.CKII. Đỗ Văn Giang còn cho biết: Ngày 17-2, BVĐK tỉnh Lai Châu tiếp nhận thêm 3 nạn nhân cũng bị ngộ độc sau khi uống rượu, nhưng không phải trong vụ ngộ độc nhà ông Lèng mà ở 2 vụ khác nhau. Các nạn nhân đều nhập viện khá muộn. Theo gia đình nạn nhân được đưa về trong tình trạng nguy kịch, có khả năng tử vong cao, thì nạn nhân bị ngộ độc nặng sau khi uống rượu với 2 người nữa ở chợ xã Sì Lờ Lầu, huyện Phong Thổ. Hiện không biết tình hình sức khỏe 2 người kia vì họ không ở nhà, mà ở nương lán trong rừng. Hiện các lực lượng Công an, bộ đội biên phòng, dân quân và y tế đang vào rừng tìm 2 người còn lại. 2 nạn nhân khác là 2 bố con bị ngộ độc sau khi ăn cơm, uống rượu với 5 người nữa ở một bản cách trung tâm xã Ma Ly Chải 10km. Khi có biểu hiện ngộ độc, 2 bố con được đưa về BVĐK tỉnh Lai Châu, nhưng do phát hiện muộn nên trên đường đi đã phải nhiều lần dừng lại để cấp cứu. Các lực lượng hiện cũng đang tỏa vào rừng tìm kiếm 5 người cùng ăn bữa cơm đó, để đưa về các cơ sở y tế. Như vậy, nhiều khả năng là ngoài 49 người bị ngộ độc ở bản Tả Chải, sẽ có thêm 10 nạn nhân nữa bị ngộ độc thực phẩm. |