Cả gia đình thuê trực thăng nhập viện Bạch Mai cấp cứu vì ngộ độc nấm rừng
- Lai Châu: 19 người nhập viện vì ngộ độc nấm rừng
- Bộ Y tế chính thức khuyến cáo đề phòng ngộ độc nấm
- Đã có 7 bệnh nhân ngộ độc nấm tử vong
- 4 người đã tử vong vì ngộ độc nấm
Tuy nhiên, khi nhận dạng được loại nấm mà gia đình đã ăn phải, các bác sỹ đã cho các bệnh nhân quay về bệnh viện tỉnh điều trị, vì loại nấm họ ăn chỉ gây rối loạn tiêu hóa, không có nguy cơ tử vong.
Trước đó vài tháng, Trung tâm chống độc cũng từng phải cấp cứu cho 5 thanh niên ở xã Bình An, huyện Lâm Bình, Tuyên Quang bị ngộ độc nấm sau khi rủ nhau hái về nấu canh.
Đau lòng nhất là trường hợp một gia đình ở huyện Quảng Uyên, Cao Bằng gồm 9 người bị ngộ độc nấm sau bữa cơm mừng tân gia bằng món nấm do cả gia đình vào rừng hái. Bữa cơm đó đã khiến cả 9 người đều bị ngộ độc nấm khiến 8 người tử vong, chỉ còn lại cậu bé 10 tuổi bị ngộ độc nặng phải chuyển về cấp cứu tại Trung tâm chống độc –Bệnh viện Bạch Mai.
Đây là thông tin được Ths. BS. Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm chống độc –Bệnh viện Bạch Mai chia sẻ với báo chí vào ngày 9-2 với hy vọng, sẽ chuyển đến người dân, đặc biệt là đồng bào miền núi, những thông điệp cần thiết để tránh bị ngộ độc nấm, nhất là đang trong mùa nấm rộ hiện nay.
Bệnh nhân bị ngộ độc nấm đang điều trị tại Trung tâm chống độc –Bệnh viện Bạch Mai |
Theo Ths. BS. Nguyễn Trung Nguyên, thời tiết hiện nay có mưa nhỏ với tiết trời ẩm ướt rất thuận lợi để nấm rừng phát triển, đồng thời, đây cũng là chu kỳ của nhiều trường hợp ngộ độc nấm nhập viện.
Các vụ ngộ độc do ăn phải nấm độc thường xuyên xảy ra tại các tỉnh miền núi như Cao Bằng, Hà Giang, Thái Nguyên, Hòa Bình, Lai Châu… và thường để lại hậu quả rất nặng nề. So với các loại ngộ độc khác thì ngộ độc nấm xảy ra ít hơn về số ca, nhưng tỷ lệ tử vong lại rất cao. Mỗi năm cả nước có hàng trăm ca ngộ độc nấm với hàng chục ca tử vong. Các trường hợp ngộ độc đã chuyển về Trung tâm chống độc –Bệnh viện Bạch Mai đều là những ca nặng, tỷ lệ tử vong cao.
Riêng tại tỉnh Cao Bằng, trong những năm từ 2003 đến 2009, Trung tâm tiếp nhận 81 ca ngộ độc nấm, trong đó có 17 người tử vong. Từ năm 2010 đến 2014, công tác truyền thông, cảnh báo về nấm độc tại địa bàn này được triển khai sâu rộng hơn, nên những ca ngộ độc và tử vong do nấm đã giảm đáng kể. Theo ThS Nguyên, trong thời gian này có 12 trường hợp bị ngộ độc, trong đó có 1 người tử vong.
Một số cây nấm độc (ảnh Trung tâm chống độc cung cấp) |
TS. Nguyễn Tiến Dũng, Trung tâm chống độc –Bệnh viện Bạch Mai cho biết, nếu ăn phải những loại nấm có độc tính nhẹ, gây rối loạn tiêu hóa, và thường nấm này sẽ có triệu chứng trước 6 tiếng, thì người dân có thể đến các cơ sở y tế, các trung tâm chống độc nơi mình đang sinh sống để điều trị. Như vậy sẽ tránh lãng phí về sức lực, thời gian đi lại, chi phí điều trị của bệnh nhân cũng như giúp bệnh viện tuyến cuối tránh quá tải.
QUAN NIỆM SAI LẦM KHI ĂN NẤM TS. Nguyễn Tiến Dũng, Trung tâm chống độc –Bệnh viện Bạch Mai lưu ý: Bà con dân tộc cho rằng nấm ít màu sắc và bị côn trùng ăn thì có thể ăn được là quan niệm sai lầm và rất nguy hiểm. Bởi vừa qua có một gia đình vào rừng thấy những cây nấm đã bị kiến ăn dở, tưởng đó là nấm không độc nên đã đem về chế biến. Khi ăn xong thì một nửa số người trong gia đình đã bị tử vong.
Người dân tuyệt đối không ăn những loại nấm lạ mọc hoang trên rừng, không ăn thử nấm; không ăn nấm non chưa xòe mũ vì chưa bộc lộ hết đặc điểm của nấm độc. Đặc biệt lưu ý, nấm có sâu bọ ăn hoặc cho gà, chó ăn không chết nhưng vẫn có thể gây độc với người. |