Cứu sống một bệnh nhân nhiễm Liên cầu khuẩn lợn
- Bệnh liên cầu khuẩn lợn "tấn công" Hà Nội
- 2 người chết nghi do nhiễm liên cầu khuẩn lợn
- Báo động về bệnh liên cầu khuẩn lợn
- Nhiễm liên cầu khuẩn lợn do ăn tiết canh
BN được đưa vào viện ngày 16, đã không còn tỉnh táo, trong tình trạng rối loạn tri giác, rối loạn hành vi, co giật hôn mê. Người nhà cho biết, BN đã có 20 năm làm nghề kinh doanh bán thịt heo và không biết mình lây bệnh qua con đường nào và lúc nào. Theo chẩn đoán của các bác sĩ, có thể trong quá trình chế biến, pha lóc thịt theo, BN đã bị lây nhiễm vi khuẩn qua việc tiếp xúc trực tiếp với heo bị bệnh do chân, tay bị trầy xước mà không biết.
BN tên Lê Tấn Lực ( 52 tuổi, ngụ tại thị trấn Long Xuyên, An Giang). Trước đó BN bị sốt, nằm nhà khoảng 3 ngày, tới ngày thứ 4, do thấy ông Lực có biểu hiện rối loạn tri giác, hôn mê nên người nhà đã đưa tới BV Đa khoa An Giang, tại đây, BN được chẩn đoán "Viêm màng não", đã được điều trị kháng sinh theo đúng phác đồ nhưng không đỡ, đã được chuyển lên Chợ Rẫy.
Các bác sĩ đã cho chọc dò dịch não tuỷ. Kết quả cấy vi khuẩn đã phát hiện nhiễm vi khuẩn Streptococcus Preumonise ( vi khuẩn liên cầu lợn ở người). Các BS cũng xác định, đây là trường hợp rất nặng.
Điều đáng chú ý, độc lực vi khuẩn này rất mạnh. Bình thường sau khi nhiễm vi khuẩn, người bệnh sẽ có triệu chứng phát bệnh ra từ sau 1 tới 5 ngày. Trong đó, trên 60% các ca bệnh nhiễm đều có biểu hiện lâm sàng là viêm màng não, nhưng 40% các ca bệnh sẽ dẫn tới biến chứng nặng hơn, dẫn tới suy đa tạng hay suy đa cơ quan, hậu quả là tử vong.
PGS.TS.BS Trần Quang Bính: Vi khuẩn Streptococcus là loại vi khuẩn lây bệnh ở heo, nằm thường trú ở khu vực đường hô hấp heo, tuy nhiên vi khuẩn này có đặc điểm là lây qua người. Người mắc bệnh do trực tiếp tiếp xúc với heo bị bệnh, tiếp xúc với vi khuẩn. Các ca có nguy cơ mắc bệnh có yếu tố liên quan trong nghề nghiệp như : làm nghề buôn bán, giết mổ, vận chuyển heo... Có trường hợp được phát hiện là người chế biến thực phẩm, do quá trình làm việc, trực tiếp tiếp xúc phải. Người có thói quen ăn tiết canh heo, cũng có khả năng mắc phải nếu con heo bị nhiễm vi khuẩn. Do nguồn lây bệnh là trực tiếp tiếp xúc vi khuẩn nên người có vết trầy xước ở da, khi chế biến thịt heo, thậm chí người chăn nuôi khi tắm cho heo mà bất cẩn làm vệ sinh, sát khuẩn không kĩ sau khi tiếp xúc cũng có nguy cơ lây bệnh. |
Một bệnh nhân mắc Liên cầu khuẩn lợn. |
Liên cầu khuẩn lợn có tới 35 tuýp huyết thanh khác nhau. Thời gian khi vi khuẩn xâm nhập vào người ủ bệnh từ vài giờ tới vài ngày sẽ phát tác. Nếu thời gian ủ bệnh càng ngắn, phát tác bệnh càng sớm và biểu hiện càng nặng, thì độc lực càng mạnh. Vi khuẩn này nằm thường trú ở vùng Amidan( heo) gây nên bệnh hô hấp, gây cho con heo mắc bệnh bị ho, làm bắn, văng vi khuẩn ra ngoài môi trường, từ đó có khả năng lây cho người . Ngoài ra vi khuẩn còn "thường trú" ở Cơ quan sinh dục heo, đường ruột heo.
Do đó, theo các BS, để phòng bệnh liên cầu khuẩn, người dân cần tẩy trùng, VS chuồng trại sạch sẽ, khi giết mổ, chế biến thịt lợn cần đảm bảo và nên đeo găng tay để tránh tiếp xúc trực tiếp với thịt lợn bệnh. Không ăn thức ăn từ thịt lợn chưa được nấu chín, đặc biệt là tiết canh sống.
Nếu thấy có các dấu hiệu như: sốt cao đột ngột, đau đầu, buồn ói, rối loạn ý thức, có tiền sử tiếp xúc với lợn bện,...thì nên đến ngay cơ sở y tế để được điều trị sớm nhất.