Liên tiếp cấp cứu các trường hợp trẻ bị chó cắn
Theo đó, bệnh nhân L.N.D (17 tháng tuổi, quê Tiền Giang), nhập viện ngày 14/5. Trưa cùng ngày, bé đang ăn xúc xích thì bị chó hàng xóm lao tới ngoạm trúng đầu và mặt bé. Ngay sau đó bé được nhập viện Nhi đồng 1.
Ca bệnh nhi trên chưa kịp cứu chữa xong, thì ngày 16/5, Bệnh viện Nhi đồng 1 lại tiếp nhận thêm một trường hợp bị chó cắn. Bệnh nhân là bé Đ.Q.V (18 tháng tuổi, quê Bình Dương). Bé vô tình vấp phải chó khi chó đang ngủ khiến chó cắn vào mặt và sau đó nhập viện tại Bệnh viện Thủ Đức.
Tại đây, bác sĩ Bệnh viện Thủ Đức khâu vết thương và điều trị cho bé nhưng đến 1 tuần sau thì nhiễm trùng, bung toàn bộ chỉ nên lại phải chuyển đến Bệnh viện Nhi đồng 1 điều trị.
Một trường hợp trẻ bị tai nạn chó cắn thương tâm phải nhập viện Nhi đồng 1 TP Hồ Chí Minh. |
Rất may, cả 3 em nhỏ trên qua quá trình điều trị, hiện sức khoẻ các em đã dần hồi phục.
Bác sĩ (BS) CK2 Nguyễn Văn Đẩu (Trưởng Khoa Răng - Hàm - Mặt của Bệnh viện Nhi đồng 1) thông tin, cả ba trường hợp trên đều là chó hằng ngày chơi với các bé.
Chỉ trường hợp thứ nhất là chó đã chích ngừa dại, còn lại đều không chích ngừa, thời điểm xảy ra sự việc là lúc trẻ không đến trường. Việc điều trị để lại sẹo xấu, sang chấn tâm lý, tổn thương các cơ quan vùng mặt, ảnh hưởng thẩm mỹ chức năng sau này, nhất là đối với trẻ em gái.
Bác sĩ Đẩu cũng cho biết, cần phải cảnh giác với thú cưng trong tất cả mọi trường hợp. Thường con chó từ 20kg trở lên cắn sẽ gây hậu quả nghiêm trọng hơn vì sức cắn khoẻ hơn.
Từ hậu quả nghiêm trọng trên, bác sĩ Đẩu khuyến cáo rằng, nếu nhà có trẻ em tốt nhất không nuôi chó. Nếu vì lý do nào đó phải nuôi chó thì hãy cách ly chó và trẻ con thành hai khu vực khác nhau. Không cho chó tiếp xúc với trẻ.
Với những vết thương gây tổn thương trên vùng mặt, rất khó phẫu thuật trả về hiện trạng khuôn mặt cho bệnh nhân như trước khi xảy ra tai nạn. Ngoài tổn thương đau đớn, với các em bị chó cắn thường mang tâm lý tổn thương lâu dài, nên các bậc phụ huynh hãy cảnh giác khi nuôi chó.