Bệnh do virus Arbo lan truyền mạnh ở Việt Nam và ASEAN
- Dịch sốt xuất huyết gia tăng bất thường ở Hà Nội và TP. HCM
- Bệnh sốt xuất huyết và Zika có nguy cơ bùng phát trở lại
- Nuôi thả muỗi để… diệt sốt xuất huyết
- Chuẩn bị thả muỗi vằn phòng bệnh sốt xuất huyết và Zika ở Nha Trang
- Tiết kiệm hàng chục tỉ đôla nếu kiểm soát được dịch Zika và sốt xuất huyết
Để chung tay ngăn chặn dịch bệnh, hội thảo quốc tế về quản lý, phòng ngừa và kiểm soát một số bệnh do virus Arbo đã được tổ chức tại Hà Nội vào ngày 12-6, do Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Quốc tế (IDRC), Viện Vệ sinh -Dịch tễ Trung ương (NIHE) và Sanofi Pasteur tổ chức. 130 chuyên gia, nhà khoa học của Việt Nam, Thái Lan, Lào, Campuchia và nhiều tổ chức quốc tế vv… đã tham dự.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết: Những năm gần đây, dịch bệnh diễn biễn phức tạp, đã xuất hiện nhiều loại virus gây bệnh nguy hiểm. Chỉ riêng virut Arbo, đến nay đã phát hiện được khoảng 150/530 loại gây bệnh cho người và động vật. SXH Dengue là một trong những bệnh truyền nhiễm có tốc độ tăng nhanh nhất trên thế giới. Theo ước tính của WHO, hiện nay có trên 1,8 tỷ người ở châu Á Thái Bình Dương có nguy cơ mắc SXH, mà Việt Nam và các nước ASEAN chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long |
Đến nay, SXH chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, dù vaccine đã có nhưng chưa được sử dụng rộng rãi nên việc phòng chống chủ yếu dựa vào phòng chống nguồm lây bệnh. Các nước có dịch lưu hành đã tập trung đầu tư nguồn lực để phòng chống nhưng kết quả vẫn hạn chế. Thêm vào đó là biến đổi khí hậu, hiện tượng El-nino La-nina, tình hình đô thị hoá không kiểm soát và di biến động dân cư, làm cho công tác phòng chống SXH càng trở nên khó khăn.
Đặc biệt, năm 2016, một bệnh khác có cùng nguồn lây từ muỗi Aedes là virus Zika đã trở thành vấn đề khẩn cấp về y tế công cộng toàn cầu bởi diễn biến phức tạp, lây lan nhanh. Đến nay đã có 82 nước và vùng lãnh thổ có lưu hành hoặc lây truyền của virus Zika, 13 quốc gia thông báo có sự lây truyền từ người sang người, 29 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận trẻ mắc chứng đầu nhỏ có liên quan đến virus Zika, 20 nước cho biết về sự gia tăng hội chứng viêm đa rễ thần kinh.
Riêng ở Việt Nam năm 2016 đã ghi nhận 219 ca mắc Zika, trong đó có một ca mắc chứng đầu nhỏ nghi có liên quan tới virus Zika.
Hơn 100 chuyên gia các nước tham dự hội thảo |
Các chuyên gia đã thảo luận về các chiến lược nhằm kiểm soát bệnh SXH và các bệnh do muỗi Aedes lây truyền ở khu vực Đông Nam Á. WHO cho rằng các bệnh do virut Arbo được truyền từ muỗi Aedes là những căn bệnh khó phòng chống, có thể lây lan giữa các nước nên không một nước thành viên ASEAN đơn lẻ nào có thể có những giải pháp phòng, chống căn bệnh này hiệu quả và triệt để nếu không liên kết lại.
Vì thế, các chuyên gia, các nhà khoa học đã đưa ra nhiều khuyến nghị, nhiều giải pháp giải quyết những tồn tại trong công tác phòng chống SXH Dengue, Zika, Chikungunya. Trong đó, gồm cả các biện pháp mới trong chẩn đoán và điều trị, giám sát và phòng chống muỗi, nghiên cứu virus và vaccine cho cộng đồng, hợp tác bền vững giữa các nước, các tổ chức quốc tế. Những khuyến nghị ở hội thảo là cơ sở khoa học, xây dựng các hoạt động bền vững, hiệu quả trong phòng chống SXH Dengue, Zika, Chikungunya trong thời gian tới.
Riêng tại Việt Nam, nhiều biện pháp phòng chống các bệnh di virus Arbo đã được tiến hành để ngăn chặn bệnh dịch. Ông Trần Đắc Phu –Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, Việt Nam là một trong các nước ở khu vực lưu hành virus Arbo rất mạnh, do khí hậu nóng ẩm mưa nhiều và tập quán người dân nên có nhiều nguy cơ mắc các bệnh như viêm não Nhật Bản, Zika SXH.
Việt Nam đang bắt đầu vào mùa mưa nên độ muỗi cũng tăng, do đó cũng cảnh báo bệnh SXH sẽ tiếp tục gia tăng, đặc biệt là trong bối cảnh biến đổi khí hậu, mưa đến sớm. Hơn nữa, trước đây số nước có SXH không nhiều, nay đã rất nhiều nước có lưu hành SXH. SXH có nhiều type nên người mắc năm nay, năm sau vẫn có thể mắc tuyp khác.
Phun hóa chất là biện pháp hiệu quả để phòng bệnh do virus Arbo |
Làm sao để dịch SXH chững lại, không bùng phát và giảm tử vong là mục tiêu của Việt Nam cũng như các nước có SXH. Giải pháp chính của việc phòng chống SXH vẫn là giảm muỗi, nhưng giảm thế nào lại phải căn cứ đặc thù từng nước để tiến hành, như diệt bọ gây, phun hóa chất, giải quyết các vấn đề xã hội, vì liên quan đến tập quán người dân. Bên cạnh đó là tiếp tục tập trung nghiên cứu và thử nghiệm vaccine vì hiện đã có nhưng tính hiệu quả chưa thuyết phục cùng với giá thành chưa hợp lý.
Theo ông Trần Đắc Phu, ở Việt Nam các giải pháp vẫn là tập trung giảm sát phát hiện sớm ổ dịch, phun hóa chất, hướng dẫn người dân ý thức phòng bệnh để giảm số mắc và giảm tử vong. Tuy nhiên, thay đổi ý thức người dân là vô cùng khó khăn nên giải phế thải, thay đổi tập quán của người dân trong việc tích trữ nước để diệt muỗi, phòng chống bệnh SXH vẫn là vấn đề nan giải của nhiều nước chứ không chỉ của Việt Nam.
Ông Đặng Đức Anh - Viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương cho biết, để phòng chống bệnh Zika, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương đã tập trung vào những vùng trọng điểm để giám sát nguy cơ như giám sát mẫu muỗi ở một số địa bàn trọng điểm như Khánh Hòa, Đăk Lăk, Đăk Nông, xét nghiệm mẫu Zika ở Khánh Hòa, TP. Hồ Chí Minh –những địa bàn đã có các ca dương tính Zika vv…