Ngày 22-10, Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội, ông Lê Văn Dục cho biết, sau 11 năm đưa vào sử dụng, công nghệ của Nhà máy nước sông Đà đã lỗi thời, đặc biệt, không có hệ thống cảnh báo tự động.
Theo UBND TP Hà Nội, đến nay, nguồn nước sạch sông Đà đã an toàn, đảm bảo các tiêu chí theo quy chuẩn của Bộ Y tế để người dân sử dụng vào mục đích sinh hoạt, ăn uống. UBND Hà Nội cũng đã đề nghị UBND tỉnh Hòa Bình khoanh vùng bảo vệ nguồn nước sạch.
Hồ Đầm Bài có diện tích 16 km2 nên khi mưa, nước lưu vực xuống nhiều. Nước mà nhà máy sử dụng phần lớn là nước sông Đà và có nước hồ. Nước hồ là về mùa mưa còn về mùa khô thì lấy nước mặt sông Đà.
Liên quan vụ đổ dầu thải vào nguồn nước sông Đà, trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội chiều 21-10, đại biểu Nguyễn Ngọc Phương (đoàn Quảng Bình) cho rằng, vấn đề an ninh nguồn nước hiện nay chưa quản lý được, nhất là nguồn nước mặt được sử dụng sản xuất nước sạch.
Như CAND online đã đưa tin, sáng 20-10, đối tượng Lý Đình Vũ (SN 1982, trú ở Thuận Thành, Bắc Ninh), chủ mưu trong việc xả chất thải làm ô nhiễm nguồn nước sông Đà đã đến Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Bắc Ninh đầu thú, khai nhận hành vi phạm tội.
Trưa 20-10-2019, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Hòa Bình cho biết, sáng cùng ngày đã bắt giữ được đối tượng Lý Đình Vũ (SN 1982), trú tại xã Xuân Lâm, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Đây là đối tượng thứ 3 liên quan đến việc xả thải gây ô nhiễm môi trường nguồn nước sạch Sông Đà.
Liên quan đến vấn đề chất lượng nước sạch cung cấp bởi Nhà máy nước Sông Đà, ngày 18-10-2019, Sở Y tế Hà Nội đã chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội trực tiếp lấy mẫu nước tại các vị trí theo hệ thống cung cấp và phối hợp Viện Công nghệ Môi trường - Viện Hàn lâm khoa học Việt Nam tiến hành phân tích mẫu nước.
3 đối tượng nghi vấn tổ chức thực hiện hành vi xả chất thải gây ô nhiễm môi trường ở đầu nguồn nước sạch sông Đà gồm: Lý Đình Vũ (hiện đang bỏ trốn, SN 1982), Nguyễn Chương Đại và Hoàng Văn Thám.
Ngày 18-10, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Hòa Bình đã bắt giữ hai đối Nguyễn Chương Đại (SN 1994), trú xã Xuân Lâm, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh và Hoàng Văn Thám (SN 1986), trú xã Chi Lễ, huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn.
Chiều 18- 10, Phòng Cảnh sát hình sự, Công an tỉnh Hòa Bình cho biết, đã bắt giữ đối tượng tên Đạt, quê ở tỉnh Bắc Ninh và đối tượng tên Thám, quê ở tỉnh Lạng Sơn liên quan đến việc đổ dầu gây ô nhiễm nguồn nước cấp đến nhà máy nước sạch sông Đà.
Kết quả xét nghiệm mẫu nước do Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP lấy ngày 14-10 tại điểm nguồn vào của Nhà máy nước sông Đà có 107/107 chỉ tiêu đều đạt quy chuẩn QCVN 01:2009/BYT của Bộ Y tế, trong đó chỉ tiêu Styren có kết quả là 5µg/l thấp hơn quy chuẩn cho phép là (20µg/l).
Ông Nguyễn Hữu Tới, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng và kinh doanh nước sạch (Viwaco) cho biết trong sáng nay (17-10), các đơn vị chức năng tiếp tục đi lấy mẫu nước xét nghiệm của các bể trong khu dân cư để sớm có khuyến cáo mới về việc sử dụng nước.
Đại diện Công ty Viwaco xác nhận Công ty nước sạch sông Đà đã cấp nước trở lại vào đường ống phân phối nước cho các doanh nghiệp để bán cho các hộ dân.
Tối 16-10, đại diện khu chung cư HH1C Linh Đàm (quận Hoàng Mai) Hà Nội cho biết đã cùng với Giám đốc Nhà máy nước sạch Pháp Vân lập biên bản, tìm ra nguyên nhân nước sạch cấp đến có mùi tanh và đục.
Lo ngại cho tình hình nước sạch được cung cấp từ nhà máy nước sông Đà bị ô nhiễm, người dân tại nhiều khu vực tại thủ đô Hà Nội vốn bị ảnh hưởng như Thanh Xuân, Hoàng Mai... đã chọn phương án ra siêu thị tích trữ nước đóng thùng để sử dụng cho mục đích sinh hoạt.
Sáng 16-10, đại diện Công ty Nước sạch Hà Nội cho biết, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND TP Hà nội về việc hỗ trợ cấp nước cho vùng ảnh hưởng sự cố cấp nước mặt Sông Đà, từ 16h00 đến 21h00 ngày 15-10, Công ty đã tiếp nhận trên 2000 cuộc điện thoại đề nghị xin hỗ trợ cấp nước.