Khi người cũ “điểm huyệt” Liên đoàn
- Nếu VPF bị “VFF hoá”...
- Từ hàng loạt phán quyết bất cập của Ban Kỷ luật VFF: Đến người nhà cũng nản
- Vì sao Ban Kỷ luật VFF tiếp tục “nương tay” với bạo lực sân cỏ?
- Đi tìm Chủ tịch VFF1
Nhưng không ai biết trước sức khoẻ, khi ông Dũng được làm Chủ tịch VFF thì bị bạo bệnh. Sự vắng mặt của Lê Hùng Dũng khiến Phó Chủ tịch Trần Quốc Tuấn phải làm quá nhiều việc. Phó Chủ tịch Trần Quốc Tuấn có kiến thức nhưng chưa dày dặn với thực tiễn. Trước đây các lãnh đạo VFF hiểu chân tơ kẽ tóc về bóng đá nên xử lý nhanh, nhưng giờ thì ít người được như vậy.
Trong khi đó, nguyên Phó Chủ tịch VFF Lê Thế Thọ khẳng định các nhiệm kỳ lãnh đạo VFF hai, ba khóa gần đây rất bết bát làm nản lòng người hâm mộ. Thành tích kém lãnh đạo VFF phải chịu trách nhiệm. Họ không tập hợp được ý kiến của người giỏi, có kinh nghiệm và tâm huyết với nghề. Đặc biệt, ông cho rằng việc Chủ tịch Lê Hùng Dũng mắc bệnh, sức khỏe không tốt lại để ông gánh vác công việc. Ngoài ra, nội bộ Ban lãnh đạo không đoàn kết, chỉ trích nhau trên công luận.
Và cả hai vị nguyên lãnh đạo ngành thể thao và VFF đều cùng quan điểm là những thành tích của các đội tuyển trẻ chỉ là ở lứa U, còn đại diện cho bóng đá Việt Nam phải là ĐTQG. Đặc biệt, các vị này cũng lên án việc VFF đổ lỗi cho HLV Hữu Thắng sau thất bại ở SEA Games 29.
Có một thực tế, đây là một trong những lần hiếm hoi, những người cũ lại đồng loạt lên tiếng “điểm huyệt” VFF như thế. Thực ra, những chuyện này được nêu ra không phải mới. Thế nhưng, nó lại được đưa ra bởi những người trực tiếp quản lý, trực tiếp làm việc tại tổ chức này và hiểu rõ cách vận hành cũng như nội tình của VFF. Và đây cũng là thời điểm mà nhiều người không khó nhận ra những điều nhạy cảm của bóng đá Việt Nam.
Một số doanh nhân đã bày tỏ quan điểm xin rút khỏi VFF tại Đại hội thường niên 2017. Ảnh: H.A |
Tại Hội nghị sơ kết 4 năm thực hiện “Chiến lược phát triển bóng đá Việt Nam đến 2020, tầm nhìn đến năm 2030” vừa diễn ra, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã nói rằng ông chưa thoả mãn, ông muốn có cuộc đối thoại, muốn có một ai đó đứng ra tập hợp kiến nghị, thắc mắc của người hâm mộ, chuyên gia bóng đá để gửi lên. Sau đó sẽ bố trí người trả lời.
Điều này vô tình như mở lời cho những người xưa nay vốn hay tham gia vào việc phản biện cách điều hành, quản lý nền bóng đá của VFF. Hai vị nguyên lãnh đạo ngành Thể thao và VFF kia xưa nay cũng luôn khiêm tốn trước việc trả lời những thông tin nhắm trực diện vào VFF thì nay đã lên tiếng một cách thẳng thắn.
Hơn nữa, đây cũng là thời điểm mà Đại hội nhiệm kỳ VIII của VFF đang cận kề. Vị trí Chủ tịch VFF cũng đang là một dấu hỏi lớn khi cần một người đủ tầm thay thế ông Lê Hùng Dũng chắc chắn xin rút lui. Bên cạnh đó, vấn đề nhân sự bộ máy lãnh đạo mới của VFF cũng đang bị soi một cách triệt để khi nhiều gương mặt bị cho là quá “cũ”. Và đến đây thì giới quan sát đặt ra một vấn đề, liệu có phải những cuộc đăng đàn này là vì đóng góp thật sự để thay đổi bóng đá Việt Nam hay thực chất là cuộc hậu thuẫn cho những cá nhân ứng cử vào những vị trí chủ chốt của VFF?
Bởi lẽ, nguyên Phó Chủ tịch VFF Lê Thế Thọ không ngần ngại đề xuất những cái tên cụ thể cho bộ máy lãnh đạo nhiệm kỳ VIII. Thế nhưng, điểm mặt lại thì đấy đều là những người cũ từng là ứng viên của các nhiệm kỳ trước đã thất bại trong “cuộc đua” vào ghế Chủ tịch VFF. Và cũng theo ông Hà Quang Dự thì “Đại hội tới không phải bàn về tương lai bóng đá Việt Nam như thế nào nữa, mà ai làm, phải xứng tầm chỉ huy toàn bộ cuộc chơi”.
Vẫn biết rằng, những vấn đề của nhiệm kỳ VII còn nhiều những tồn tại ở bộ máy lãnh đạo. Thế nhưng, hiếm khi những điều đó lại được chính người cũ của Liên đoàn gay gắt đến vậy. Hãy chờ xem, rốt cuộc, bóng đá Việt Nam cần một chiến lược rõ ràng hay chỉ đơn thuần là một vị lãnh đạo với quan điểm làm bóng đá mới.
Có tình trạng CLB vỗ vai nhau nhường điểm không? Tại Hội nghị sơ kết 4 năm thực hiện Chiến lược phát triển bóng đá Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 do Bộ VH-TT&DL tổ chức tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nói: “Có tình trạng nhiều CLB sở hữu trực tiếp, gián tiếp của một người không? Có tình trạng CLB vỗ vai nhau nhường điểm không? Trong công tác trọng tài, tôi rất thông cảm với anh Nguyễn Văn Mùi trưởng ban trọng tài. Nhiều trọng tài Việt Nam ra nước ngoài bắt tốt nhưng sao ở trong nước lại như vậy? Khi có vấn đề về trọng tài trong trận đấu thì không thể đổ lỗi cho người khác mà chắc chắn trọng tài phải nhìn lại bản thân vì mình cũng là một phần trong đó. Dứt khoát bóng đá phải không tiêu cực. Vì sao người dân không đến sân? Bóng đá mà không có người dân tham gia thì cũng không có nguồn lực phát triển. Nếu ta làm đúng, người dân đến sẽ có tiền cho bóng đá. Nói giáo dục thì nói chứ khi lương cầu thủ có hơn 2 triệu đồng/tháng thì rất khó. Còn cách làm chưa tốt là do lỗi của chúng ta, trong đó có Chính phủ, Bộ VH-TT&DL, VFF, truyền thông”. X.K Mục tiêu của ông Park Trong cuộc họp báo trước trận giao hữu giữa U23 Việt Nam và CLB Ulsan Hyundai (Hàn Quốc) nhằm chuẩn bị cho VCK U23 Châu Á 2018, HLV Park Hang-seo đã nói rằng: “Tôi mong là nếu được, chúng ta sẽ làm những điều đặc biệt, thậm chí là tạo nên kỳ tích ở VCK U23 Châu Á lần này”. Ở giải đấu này, U23 Việt Nam sẽ đối đầu với 3 đối thủ mạnh là Hàn Quốc, Australia và Syria. Đấy là bảng đấu mà U23 Hàn Quốc được xem là ứng viên số 1 cho tấm vé đi tiếp, thậm chí là cạnh tranh chức vô địch của giải đấu. Thế nên việc cọ xát với CLB Ulsan Hyundai trước giải đấu cũng là cách để ông Park cho các học trò làm quen với lối chơi kiểu Hàn Quốc. Tuy vậy thì HLV Kim Do Hoon của CLB Ulsan Hyundai đã thẳng thắn tuyên bố rằng U23 Việt Nam khó có cửa thắng U23 Hàn Quốc. Bởi lẽ ông hiểu thực lực và đẳng cấp của hai đội là đến đâu. Tại vòng loại U23 Châu Á, U22 Việt Nam đã từng đối đầu với U22 Hàn Quốc trong trận đấu mà chúng ta chỉ để thua sát nút, một trận đấu được đánh giá là ngang ngửa với đối thủ. H.Đ |