Bê bối Volkswagen khiến đế chế xe hơi Đức chao đảo

Thứ Năm, 24/09/2015, 14:06
Scandal gian dối lượng khí khải xe hơi của hãng Volkswagen đang làm rung chuyển ngành sản xuất ô tô vốn là một trong các trụ cột của nên kinh tế Đức.


Chuyên gia kinh tế Carsten Brzeski nhận định Volkswagen đã trở thành một nguy cơ lớn đối với nền kinh tế Đức hơn cuộc khủng hoảng nợ của Hy Lạp.

"Nếu doanh số bán hàng của Volkswagen tại thị trường Bắc Mỹ sụt giảm trong những tháng tới sẽ không chỉ tác động tới công ty mà là toàn bộ nền kinh tế Đức" Brzeski nói thêm.

Thủ tướng Đức Angela Merkel và một chiếc Volkswagen trong triển lãm ô tô quốc tế Frankfurt 2015, ngày 15/9.

Điều này hoàn toàn là có cơ sở khi chỉ trong năm ngoái hãng xe Đức đã bán được 600.000 xe tại Hoa Kỳ chiếm khoảng 6% doanh số bán xe toàn cầu của hãng. Với tư cách là một hãng sản xuất xe hơi lớn nhất châu Âu (lớn thứ 3 thế giới) Volkswagen sử dụng khoảng 270.000 nhân công tại Đức và nếu tính cả các nhà cung cấp thì con số trên còn khổng lồ hơn.

Án phạt giá trị 18 tỷ USD của cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ đang treo lơ lửng trên đầu Volkswagen đã khiến toàn bộ đế chế xe hơi Đức chao đảo. Ngày 23/9, CEO Martin Winterkorn trở thành người đầu tiên phải trả giá cho scandal nói trên khi buộc phải từ nhiệm.

Việc thay đổi CEO tại Volkswagen khiến nhiều chuyên gia lo ngại sẽ ảnh hưởng tới 2 hãng xe lớn khác là Daimler và BMW.

Để hiểu tính nghiêm trọng của vấn đề này cần phải nhìn vào các con số sau" Trong năm 2014, khoảng 775.000 việc làm là trong lĩnh vực xe hơi chiếm 2% tổng số lao động tại Đức. Ngoài ra, số xe ô tô và phụ tùng xe hơi được xuất khẩu thành công nhất của Đức có trị giá hơn 200 tỷ euro (225 tỷ USD) 2014, chiếm gần một phần năm tổng kim ngạch xuất khẩu của Đức.

"Tất cả những điều đó khiến scandal này không phải là một vấn đề lặt vặt", Michael Huether, Viện trưởng Viện kinh tế IW của Đức tuyên bố.

Scandal của Volkswagen có thể là mối đe dọa với nền kinh tế Đức nhiều hơn cả khủng hoảng Hy Lạp.

Thương hiệu "Made in Germany"

Nhắc đến ô tô Đức đó là một thương hiệu là nhắc đến một thương hiệu Luxury. Cùng với các hãng xe Anh, những chiếc ô tô sản xuất tại Đức trở thành một biểu tượng về chất lượng đã chiếm trọn niềm tin của không ít tín đồ xe hơi toàn thế giới.

Tuy nhiên sau scandal này liệu mọi việc còn thế không? Chưa có một cuộc khảo sát nào nhưng rất nhiều người sẽ phải đặt câu hỏi về chiếc xe của mình sở hữu với thương hiệu  “Made in Germany” có xứng đáng với đồng tiền bỏ ra.

 

Và để chấn an công chúng, Tổng giám đốc Hiệp hội thương mại Đức Andre Schwarz tuyên bố rằng không có dấu hiệu cho thấy khách hàng nước ngoài đang nghi ngờ về chất lượng và độ tin cậy của các hàng hóa có nhãn "Made in Germany"

Nhưng ông Andre Schwarz cũng thừa nhận rằng các công ty Đức đang quan tâm đến scandal khí thải tại Mỹ bởi nguy cơ về một hiệu ứng domino có thể xảy ra làm xói mòn niềm tin của khách hàng vào các sản phẩm mang thương hiệu Đức.

Sự trớ trêu của người Đức

Nền kinh tế Đức, đầu tàu của khối châu Âu đã vượt lên tăng trưởng bất chấp khủng hoảng khu vực đồng euro và nợ công của Hy Lạp, cũng như sự suy thoái tại Trung Quốc nhưng giờ nó có thể đứng trước một nguy cơ lớn từ chính một công ty của mình.

"Sự trớ trêu là mối đe dọa suy giảm kinh tế này lại đến từ bên trong nhiều hơn là bên ngoài" Chuyên gia kinh tế Carsten Brzeski nhận định.

Bình Nguyễn (theo Reuters)
.
.
.