Nữ Thủ tướng đầu tiên của Thuỵ Điển tuyên bố từ chức
Bà Magdalena Andersson hôm 14/9 (giờ địa phương) tuyên bố: "Ngày mai tôi sẽ nộp đơn từ chức. Trách nhiệm tiếp tục quá trình chuyển đổi sẽ được bàn giao cho Chủ tịch quốc hội".
Tuyên bố từ chức của nữ Thủ tướng Thuỵ Điển đầu tiên Magdalena Andersson được đưa ra trong bối cảnh đảng Dân chủ Xã hội cầm quyền thất bại trong cuộc tổng tuyển cử vừa qua với tỉ lệ sít sao 173/349 ghế quốc hội.
Bà Magdalena Andersson tuyên bố: "Ngày mai tôi sẽ nộp đơn từ chức. Trách nhiệm tiếp tục quá trình chuyển đổi sẽ được bàn giao cho Chủ tịch quốc hội".
Giới chuyên gia nhận định, việc phe Dân chủ Thuỵ Điển (cánh hữu đối lập) giành 176/349 ghế cho thấy sự gia tăng số lượng người theo đảng này, bởi gần đây Dân chủ Thuỵ Điển thể hiện quan điểm rất cứng rắn trong các vụ xả súng. Đảng Dân chủ Thuỵ Điển cũng có quan điểm chống nhập cư và dân tộc chủ nghĩa, là đảng lớn thứ hai của Thụy Điển sau đảng Dân chủ Xã hội nắm quyền từ những năm 1930.
Trong bài đăng trên facebook hôm 14/9, lãnh đạo đảng Dân chủ Thuỵ Điển Jimmie Akesson đã cảm ơn "những người bạn" khắp đất nước, đồng thời lưu ý quá trình đàm phán thành lập chính phủ mới sẽ cần nhiều thời gian. "Công việc làm Thụy Điển vĩ đại trở lại bắt đầu từ bây giờ", ông nói.
Theo dự đoán của giới quan sát, với chiến thắng sít sao như vậy, ghế Thủ tướng nhiều khả năng sẽ thuộc về lãnh đạo đảng Ôn hòa Ulf Kristersson, vì lãnh đạo Dân chủ Thuỵ Điển Jimmie Akesson khó có thể thống nhất cả 4 đảng để trở thành người đứng đầu chính phủ.
Được biết, bà Andersson trở thành nữ Thủ tướng Thuỵ Điển đầu tiên năm 2021. Tên tuổi của bà lần đầu được biết đến khi hai lần giành huy chương vàng giải bơi lội trẻ quốc gia của Thụy Điển. Năm 16 tuổi, bà tham gia liên đoàn thanh niên của đảng Dân chủ Xã hội. Bà từng theo học tại Trường Kinh tế Stockholm và có thời gian ngắn học tại Harvard.
DW nhận định, bà Andersson là một nhân vật rất thẳng thắn và được đánh giá là rất có năng lực trong 7 năm giữ ghế bộ trưởng tài chính. Bà tạo dựng được tiếng vang trong giới chính trị ở châu Âu vì ủng hộ những hạn chế tài khóa khi Thụy Điển cùng Áo, Đan Mạch và Hà Lan, với tư cách là "bộ tứ tiết kiệm", vận động cho một kế hoạch phục hồi của Liên minh châu Âu hậu COVID-19.