Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã trình và được cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương chuyển giao bắt buộc đối với 4 ngân hàng được kiểm soát đặc biệt, đồng thời đang triển khai đánh giá tổng thể để có cơ sở xây dựng phương án cơ cấu lại ngân hàng SCB.
Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) là một trong những chỉ tiêu quan trọng khi đánh giá về hoạt động an toàn và quản trị rủi ro của các ngân hàng. Tại thời điểm các ngân hàng đang chạy đua cho mùa Đại hội cổ đông 2023, có sự chênh lệch đáng kể về tỷ lệ an toàn vốn giữa các ngân hàng, đáng chú ý, một số ngân hàng ghi nhận tỷ lệ an toàn vốn trên 15%, dù yêu cầu tối thiểu chỉ ở mức 8%.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa có văn bản yêu cầu Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC), tổ chức tín dụng (TCTD), chi nhánh ngân hàng nước ngoài tiếp tục triển khai và đẩy mạnh công tác xử lý nợ xấu theo Nghị quyết 42/2017/QH14.
Trước lo ngại nợ xấu tăng cao sau dịch COVID-19, các công ty tài chính đang quyết liệt đưa ra các giải pháp kiểm soát rủi ro cũng như thu hồi, xử lý nợ xấu một cách triệt để.
Trưởng Ban Công tác đại biểu Nguyễn Thị Thanh cho biết, cử tri rất băn khoăn vấn đề này và đề nghị Ngân hàng Nhà nước tham mưu Chính phủ và phối hợp các bộ, ngành có phương án ổn định thị trường, tạo niềm tin cho nhà đầu tư liên quan thị trường chứng khoán và trái phiếu doanh nghiệp.
Chính phủ vừa chính thức kiến nghị Quốc hội ban hành luật riêng về xử lý nợ xấu để tháo gỡ những vướng mắc trong quá trình xử lý nợ xấu hiện nay. Theo đề xuất của Chính phủ, luật riêng về xử lý nợ xấu cần bổ sung thêm quyền hạn cho ngân hàng.
Đây là ý kiến được nhiều chuyên gia đóng góp tại Diễn đàn Toàn cảnh ngân hàng Việt Nam 2020 với chủ đề “Tái cơ cấu, xử lý nợ xấu: Kết quả và khuyến nghị chính sách”, diễn ra sáng 30/9 tại Hà Nội.
Các nhà quản lý nợ xấu của Trung Quốc, những người Bắc Kinh hy vọng sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết rủi ro tài chính, lại có nguy cơ trở thành những khoản tín dụng xấu khi chính phủ muốn siết lại hoạt động cho vay đòn bẩy, đe dọa khả năng tiếp cận nguồn vốn của họ.
Sau 1 năm triển khai Nghị quyết số 42/2017/QH14 của Quốc hội (Nghị quyết 42) về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng (TCTD), tỷ lệ nợ xấu của toàn ngành đã giảm xuống còn khoảng 2%; riêng Agribank kết quả thực hiện 6 tháng đầu năm 2018, tỷ lệ này duy trì ở mức 1,98%.
Phấn đấu giảm lãi suất cho vay là nội dung quan trọng Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo ngành Ngân hàng phải thực hiện tại Công điện số 240/CĐ-TTg đôn đốc thực hiện nhiệm vụ sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018.
Sáng 17-11, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng tiếp tục đăng đàn. ĐB Trương Trọng Nghĩa (TP HCM) đã đặt câu hỏi về đề nghị của Ngân hàng Nhà nước cho miễn trách nhiệm đối với các cá nhân tham gia xử lý tổ chức tín dụng yếu kém.
Theo báo cáo mới nhất của Ngân hàng Nhà nước gửi đến Quốc hội, 6 tháng đầu năm 2017 đã giải quyết được thêm 46,03 nghìn tỷ đồng nợ xấu. Tính đến cuối tháng 7 năm nay, tỷ lệ nợ xấu nội bằng là 2,51%, cao hơn tỷ lệ 2,46% của cuối năm 2016.
Là điều khoản “đinh” nhưng quy định về việc thu giữ tài sản bảo đảm vẫn khiến các đại biểu Quốc hội rất băn khoăn ở phiên thảo luận thứ 2 về dự thảo Nghị quyết xử lý nợ xấu vào chiều 12-6 tại hội trường. Nhiều đại biểu – nhất là đại biểu khối tư pháp, cho rằng quy định này là không khả thi và không thể áp dụng trong thực tế.
Thảo luận tại tổ về Nghị quyết dự thảo Nghị quyết về xử lý nợ xấu và Luật sửa đổi một số điều của Luật các tổ chức tín dụng – mà nội dung chủ yếu xoay xung quanh cơ chế để xử lý nợ xấu, hai Nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã bày tỏ quan điểm của mình.
Chiều 23-5, tại Hà Nội, Báo Đại biểu nhân dân tổ chức hội thảo “Xử lý nợ xấu - Từ góc độ chính sách và pháp luật”, với sự tham dự của lãnh đạo Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội, Văn phòng Quốc hội; Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam và hơn 100 đại biểu Quốc hội, một số bộ, ban, ngành, ngân hàng thương mại, chuyên gia kinh tế, luật sư cùng tham dự.
Việc tăng trưởng quý I gây bất ngờ vì thấp hơn dự kiến, cùng với hàng loạt điều hành mới nhất của Thủ tướng: yêu cầu các bộ, ngành báo cáo khách quan về nguồn lực của nền kinh tế; yêu cầu Bộ Kế hoạch & Đầu tư cùng các địa phương lớn xây dựng kế hoạch tăng trưởng cho các quý tiếp theo; yêu cầu Ngân hàng Nhà nước không tăng lãi suất, có kế hoạch giải quyết có hiệu quả nợ xấu và tổ chức tín dụng yếu kém... đang gây chú ý trong thời gian gần đây.
Đứng cho vay, quỳ đòi nợ- thực trạng chua chát của những người làm tín dụng đã được đúc kết từ mấy năm nay dường như vẫn không có gì thay đổi. Lợi dụng cơ sở pháp lý chưa đầy đủ, tạo dư luận, một số con nợ đã gây áp lực, dựng màn kịch trở thành “nạn nhân” của ngân hàng để cản trở quá trình thu hồi tài sản đảm bảo.
Khi nợ xấu đang tiếp tục làm “đau đầu” các cơ quan chức năng, nhiều chuyên gia đã cùng góp ý để giải quyết triệt để nợ xấu. Bên cạnh chủ trương dùng ngân sách để xử lý, có một đề xuất khá táo bạo gây được sự chú ý, đó là chứng khoán hóa nợ xấu.
TS. Cấn Văn Lực, cho rằng cần có đột phá mới xử lý được nợ xấu. Cụ thể đó là đột phá thị trường mua bán nợ. Ở góc độ pháp lý, Luật sư Trương Thanh Đức cho rằng, nếu không có một đạo luật hay một số điều luật đặc biệt để xử lý thì sẽ có nguy cơ kéo dài số năm giải quyết nợ xấu lên trên 1 con số.