Sơn và Chi là 2 trong 38 gương mặt thanh niên khuyết tật tiêu biểu được tuyên dương trong chương trình “Tỏa sáng nghị lực Việt” năm 2024 do Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam và Ủy ban Quốc gia về người khuyết tật Việt Nam tổ chức vào tối 7/10.
Số phận đã lấy đi của họ năng lực của một người bình thường, nhưng chí ít cũng bù lại cho họ một kiếp người sống nghĩa tình cùng nhau. Ở đó, họ cùng cộng đồng tạo nên sức mạnh của tình người từ những “đôi bàn tay biết nói”.
Trong số các ca sĩ lừng danh ở hải ngoại, Lệ Thu được đánh giá là "Giọng ca vàng mười", với âm sắc đầy nội lực, bay bổng và sang trọng. Có những ca khúc trở nên độc quyền của Lệ Thu khó ai sánh kịp. Mặc cho duyên kiếp có nhiều trắc trở, Lệ Thu đã vượt lên số phận. Cuộc đời Lệ Thu thật thà đến khờ dại, luôn đánh rơi những gì ngỡ như đã cầm được trên tay...
Anh Vũ Thanh Hồng hiện là công nhân Xí nghiệp dịch vụ Điện lực Nghệ An thuộc Công ty Dịch vụ Điện lực miền Bắc. Khi tiếp xúc với anh Hồng, ấn tượng mà chúng tôi nhớ mãi đó là hình ảnh người công nhân di chuyển trên chiếc xe lăn với nụ cười hiền hậu và một phong thái rất tự tin.
Sinh ra trong một gia đình nghèo khó, với đôi chân dị dạng và quá nhỏ so với cơ thể, nhưng cậu bé ấy vẫn vượt lên khó khăn để tiếp tục đến trường. Mọi người nể phục nghị lực vượt lên số phận của cậu bé, nhưng càng xúc động hơn với cái cách cậu bé ấy đến trường: “trồng cây chuối” đi học. Cậu bé đó có tên là Mukhlis Abdul Holik.
Trong số rất nhiều những đứa trẻ sinh ra trong thời bình nhưng lại bị chất độc màu da cam có Cao Thị Út. Cuộc sống của chị khó khăn, chịu nhiều thiệt thòi là thế nhưng trong con người chị luôn có một ý chí phấn đấu kiên cường, không chịu đầu hàng số phận.
Tôi gặp họ vào một buổi chiều ở khách sạn La Thành (Hà Nội) trước phiên họp trù bị thành lập Hội chấn thương cột sống Việt Nam. Họ ngồi trên xe lăn và đang trò chuyện thật vui vẻ. Nụ cười lan tỏa trong không gian rộng lớn của khách sạn, tinh thần lạc quan, nghị lực phi thường của họ đã khiến tôi cảm phục.
Từng nghiện ngập một thời gian dài, giờ Phạm Huy Khương thành "của hiếm" ở thị trấn nông trường Mộc Châu (Sơn La). "Hiếm" là bởi những người "nghiện cùng thời" với anh chẳng mấy ai còn sống, đồng thời anh đã tu tâm dưỡng tính, trở thành người tốt, xây dựng kinh tế gia đình. Hơn thế, anh còn trở thành một ông chủ có dây chuyền làm bánh bún to nhất khu vực.
Lặng lẽ lau giọt nước mắt lăn dài trên gương mặt nhợt nhạt, chị Đỗ Thị Hương vỗ về an ủi cậu con trai 8 tuổi đang bị bỏng với diện tích 13%. Cấp cứu tại Viện Bỏng quốc gia đã 10 ngày, vết bỏng tốt hơn rất nhiều so với hôm nhập viện, nhưng cậu bé Nguyễn Phú Quốc Văn thỉnh thoảng vẫn đau đớn kêu khóc khiến lòng người mẹ tan nát.
Đường đời vạn dặm không khi nào bằng phẳng, song những người khuyết tật vẫn bước đi bằng niềm tin và sự tự lực. Tấm gương vượt qua số phận tật nguyền của anh Nguyễn Trần Khiêm (51 tuổi, ở thôn Tân Quang, xã Canh Hiển, huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định) có lẽ đã quá quen thuộc với người dân huyện miền núi Vân Canh. Mỗi khi nghĩ về một giai đoạn cuộc đời đầy chông gai đã đi qua, anh Khiêm lại muốn cảm ơn cuộc sống đã trui rèn cho anh một ý chí sắt đá, tinh thần không khuất phục số phận.
Phạm Khắc Hiền là cái tên mà những người bạn mỗi khi nhắc tới anh đều với một niềm trân trọng và khâm phục. Họ khâm phục bởi ở anh tuy có những khiếm khuyết về cơ thể song lại luôn có thái độ sống tích cực, yêu đời khiến cho người đối diện cũng lạc quan theo.
Cơ duyên gặp nhau tại Trung tâm đào tạo - Phục hồi chức năng cho người khiếm thị, cả hai người đều là những cử nhân đại học và đều có khát vọng được học nhiều hơn nữa. Có lẽ vì vậy mà họ trở nên tâm đầu ý hợp và sau 10 năm yêu nhau, cả hai đã đi cùng nhau xây dựng tổ ấm, cùng nhau học hành. Đó là câu chuyện về cuộc đời của hai thạc sỹ đều bị khiếm thị từ nhỏ, anh Phạm Xuân Trường và chị Đinh Việt Anh...
Từ khi lọt lòng mẹ, Lê Minh Tâm đã không nhìn thấy được ánh sáng giống như 4 anh em của mình (trong tổng số 11 người con trong gia đình). Lớn lên trong nỗi bất hạnh, nhưng cậu bé khiếm thị đã không chịu buông xuôi theo số phận mà vẫn quyết chí học tập, vươn lên.
Mang trên mình những di chứng của chiến tranh, cuộc sống gian nan vất vả, nhưng với nghị lực và niềm tin, những nạn nhân chất độc da cam/dioxin vẫn tìm đến âm nhạc để được sống với đam mê và tự lo lấy cho mình. Chúng tôi đang nói đến những thành viên của đoàn nghệ thuật nhân đạo Hội Nạn nhân chất độc dacam/dioxin Bình Định.
Tại hội nghị Biểu dương người có công với cách mạng tiêu biểu toàn quốc năm 2016 được tổ chức tại Cần Thơ cuối tháng 7 vừa qua, lương y Đào Viết Thoàn ở xã An Quý (Quỳnh Phụ, Thái Bình) gây sự chú ý không chỉ bởi sự nỗ lực vượt lên thương tật mà còn tạo nên nhiều sản phẩm có chất lượng, trở thành lương y chữa bỏng nổi tiếng giúp được nhiều người bệnh trọng.
Tròn 10 năm công tác tại Chuyên đề An ninh Thế giới, Báo CAND, tôi đã có nhiều dịp đi, gặp gỡ, tiếp xúc những thân phận kỳ lạ, những hoàn cảnh éo le trong cuộc sống để rồi gửi gắm vào những trang viết. Cũng không ít lần sau khi bài viết được đăng tải, đã có nhiều tổ chức, cá nhân liên hệ với chúng tôi đề nghị xin địa chỉ của nhân vật trong bài để chia sẻ tình cảm gửi tiền, quà ủng hộ. Đối với những người làm báo, đó thực sự là những niềm vui, niềm hạnh phúc lớn nhất trong nghề.
Dù đôi mắt không nhìn thấy ánh sáng, nhưng bằng nghị lực và cố gắng của bản thân, nhiều người mù ở tỉnh Thừa Thiên- Huế đã vượt lên số phận, lao động thu nhập ổn định, lo cho con cái ăn học thành tài…
Những tràng pháo tay giòn giã của hàng ngàn vị khách trong hội trường tại Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương khi chú rể Hoàng Dũng sánh bước cùng cô dâu Thiên Hương đi vào "lễ đường". Giọt nước mắt hạnh phúc của cô dâu đã làm ướt biết bao khóe mi của các vị quan khách, khi chú rể trao nhẫn cưới và đặt lên môi cô dâu nụ hôn ngọt ngào với lời thì thầm: "Hương, anh yêu em nhiều lắm"! Và đám cưới cổ tích, kết cục có hậu cho một tình yêu đẹp đã diễn ra thật xúc động, trong vòng tay của những tấm lòng nhân ái.
Bạn bè gọi Diệu Thuần là cô gái của nắng, một tia nắng bé nhỏ, nhưng có sức sống mãnh liệt và lan tỏa. 10 năm chống chọi với căn bệnh ung thư máu, Thuần đã vượt lên số phận bằng niềm tin yêu cuộc đời này. Với cô gái bé nhỏ Diệu Thuần, được sống trong đời đã là một điều may mắn.
Căn nhà tình thương được một cá nhân hảo tâm ủng hộ xây dựng cho 2 mẹ con chị Phan Thị Thuận nằm sát bên đầm Chuồn, thôn Thủy Diện, xã Phú An (Phú Vang, Thừa Thiên - Huế).