Các quy định mới tại dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp được đánh giá là đã thể hiện tính "đổi mới", "cởi trói", trao nhiều quyền hơn cho các doanh nghiệp (DN).
Ngày 11/8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) tiếp tục Phiên họp thứ 14, xem xét, quyết định bổ sung dự án Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp (sửa đổi) vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023.
Sau hơn một năm tổ chức đấu thầu, hai dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam đoạn QL45 - Nghi Sơn và Nghi Sơn - Diễn Châu triển khai theo hình thức đối tác công tư (PPP) đã không lựa chọn được nhà đầu tư. Mới đây, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đã có báo cáo Thủ tướng Chính phủ xin chuyển đổi hình thức sang đầu tư công. Với đề xuất này, nhiều người băn khoăn liệu ngân sách nhà nước có bị “thâm hụt” và tiến độ dự án có “ùn tắc”, dang dở… Để làm rõ vấn đề, PV Báo CAND đã có trao đổi với ông Lê Kim Thành - Vụ trưởng Vụ PPP- Bộ GTVT.
Chiều 28/8, Bộ Công Thương và Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) đã tổ chức lễ chuyển giao quyền đại diện sở hữu vốn nhà nước tại Tổng Công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) về SCIC.
Theo kế hoạch, giai đoạn 2017-2020 phải hoàn thành cổ phần hóa (CPH) 128 doanh nghiệp (DN), tuy nhiên tính đến hết tháng 7/2020 mới tiến hành CPH được 37 DN, bằng 28% kế hoạch. Để đạt tiến độ, 5 tháng còn lại, mỗi tháng phải CPH ít nhất 18 DN. Với tốc độ này, kế hoạch e là sẽ khó hoàn thành.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa ký ban hành Chỉ thị 01/CT-TTg về việc tăng cường công tác chỉ đạo, đẩy mạnh công tác cơ cấu lại, sắp xếp, đổi mới, cổ phần hóa và thoái vốn Nhà nước tại doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp có vốn Nhà nước.
Dự án cảng container Trung tâm Sài Gòn tại Khu Công nghiệp Hiệp Phước, huyện Nhà Bè được UBND TP Hồ Chí Minh chấp thuận cho Công ty TNHH MTV Phát triển công nghiệp Tân Thuận (Công ty IPC- DNNN) và đối tác nước ngoài là Công ty P&O Port góp vốn thành lập Công ty Liên doanh cảng container Trung tâm Sài Gòn (SPCT) từ năm 2005.
Ngày 20-12-2018, Lãnh đạo của Ủy Ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đã đến làm việc với Lãnh đạo Tổng công ty Viễn thông MobiFone. Buổi làm việc trao đổi về các hoạt động sản xuất, kinh doanh của MobiFone trong năm 2018.
Sáng 12-11, Bộ Tài chính đã tổ chức bàn giao Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) về Ủy ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp (Siêu Ủy ban). Trong số 19 DN chuyển giao về Ủy ban, SCIC là DN có vai trò quan trọng trong việc quản lý, bảo toàn và phát triển vốn Nhà nước tại DN.
Trong thời gian qua, bức tranh cổ phần hoá (CPH), thoái vốn của các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) có độ tương phản khác nhau. Đã có đợt việc phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu(IPO) thắng lớn nhưng cũng có đợt IPO “ế hàng” không được như kỳ vọng.
Tại hội thảo "Đổi mới cơ chế giám sát của cơ quan đại diện chủ sở hữu trong tiến trình cơ cấu lại doanh nghiệp Nhà nước" do Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức ngày 19-7, các chuyên gia đã chỉ ra lỗ hổng trong giám sát vốn nhà nước từ trước tới nay, gây ra thua lỗ tại doanh nghiệp nhà nước (DNNN).
Bộ Công Thương cho biết, Kiểm toán Nhà nước vừa có văn bản gửi Bộ Công Thương về kết luận báo cáo kiểm toán tình hình tài chính, các hoạt động liên quan đến quản lý, sử dụng vốn nhà nước năm 2016 của Sabeco.
Đây là mục tiêu và quan điểm chỉ đạo của Bộ Quốc phòng về sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Quân đội đến năm 2020 và những năm tiếp theo, được đưa ra tại cuộc họp báo do Bộ Quốc phòng tổ chức tại Hà Nội, sáng 20-10. Mục tiêu này nằm trong Đề án cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp Quân đội đến năm 2020.
Cổ phấn hóa (CPH) chậm, thất thoát tài sản, vốn nhà nước, còn nhiều “lùm xùm” liên quan về vấn đề xác định giá trị doanh nghiệp, đặc biệt là xác định giá trị đất đai là thực tế mà quá trình tái cơ cấu Doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) đang “vướng” phải.
Chính phủ vừa ban hành Quyết định 58/2016/QĐ-TTg về tiêu chí phân loại doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp có vốn Nhà nước và danh mục doanh nghiệp Nhà nước thực hiện sắp xếp giai đoạn 2016-2020, có hiệu lực thi hành từ ngày 15-2-2017.
Chậm tiến độ cả về chất và lượng- đó là thực tế mà công tác cổ phần hóa (CPH) doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) đang gặp phải trong thời gian qua. Lý do thì có nhiều, nhưng có lẽ một nút thắt quan trọng nhất đó là tâm lý “sợ” CPH của các DN, trong đó, rào cản lớn nhất là lãnh đạo DNNN.
11 năm chưa cổ phần hóa (CPH) xong Công ty Đầu tư xây dựng số 2 Hà Nội (Hacinco) thuộc Tổng công ty Đầu tư và Phát triển (ĐT&PT) nhà Hà Nội đã gây ra biết bao hệ lụy cho nhà đầu tư, doanh nghiệp, người lao động. Hơn lúc nào hết, doanh nghiệp, người lao động, nhà đầu tư đều mong muốn việc CPH được giải quyết dứt điểm. Để làm được việc này có lẽ phải cần một cú hích.