Các tỉnh, thành phố khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đang bùng hát dịch tay chân miệng do sự xuất hiện trở lại của chủng virus EV7-chủng nguy hiểm lây lan nhanh, dễ chuyển nặng từng gây đợt dịch vào năm 2018.
Bệnh tay chân miệng đang gia tăng ở các tỉnh phía Bắc. Theo Bệnh viện Nhi Trung ương, số lượng trẻ mắc bệnh tay chân miệng đến khám có chiều hướng gia tăng. Chỉ trong 2 tháng (4 và 5), bệnh viện ghi nhận 776 bệnh nhi mắc bệnh tay chân miệng đến khám, tăng 759 ca so với 2 tháng trước đó. Trong số đó có 114 trẻ phải nhập viện điều trị.
Từ đầu năm đến nay, trên cả nước, tình hình bệnh tay chân miệng diễn biến phức tạp, tăng 4 lần số với cùng kỳ. Tại các tỉnh, thành phố vùng đồng bằng Sông Cửu Long, như: An Giang, Đồng Tháp, Long An… số trường hợp mắc bệnh gia tăng đáng kể, đáng chú ý, trong số 4 trường hợp tử vong của cả nước thì Kiên Giang có 2 trường hợp, An Giang 1 trường hợp và Long An 1 trường hợp.
Theo Hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm, từ đầu năm 2021 đến nay, cả nước ghi nhận 17.451 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng, tăng gấp 4 lần so với cùng kỳ năm 2020, trong đó có 4 trường hợp tử vong tại Kiên Giang (2), An Giang (1) và Long An (1).
Số trẻ nhập viện điều trị tay chân miệng (TCM) tại các bệnh viện ở TP Hồ Chí Minh tiếp tục tăng với nhiều ca bệnh nặng. Theo thông tin từ Bác sĩ (BS) Trương Hữu Khanh- Trưởng khoa Nhiễm thần kinh Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP Hồ Chí Minh, dự báo "cuộc chiến" với bệnh này có thể bắt đầu khi từ tháng 4 tới tháng 5, tháng 6 là thời điểm bệnh TCM sẽ gia tăng mạnh.
Chiều 5/10, Sở Y tế TP Hồ Chí Minh cho biết thông tin không có thuốc điều trị bệnh tay chân miệng ở trẻ em là thiếu chính xác, có thể gây hiểu lầm và gây tâm lý hoang mang, nhất là các bà mẹ đang chăm sóc con bị tay chân miệng. Theo phác đồ điều trị của Bộ Y tế, các bệnh viện có thể sử dụng các thuốc chống co giật khác thay thế cho Phenobarbital trong tình hình chưa có thuốc này như hiện nay.
Theo thống kê của Trung tâm bệnh nhiệt đới - Bệnh viện Nhi Trung ương, tính từ đầu năm đến nay, Bệnh viện đã tiếp nhận hơn 300 ca mắc tay-chân-miệng. Chỉ tính riêng 2 tháng 6-7, số lượng bệnh nhi được chẩn đoán mắc bệnh này đã tăng 5-6 lần so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó có nhiều ca bệnh nặng phải nhập viện.
Ngày 27/4, theo Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP Hồ Chí Minh, số ca mắc tay chân miệng, sốt xuất huyết tăng. Trong tuần trên địa bàn thành phố ghi nhận 4 ổ dịch sốt xuất huyết.
Số người mắc bệnh sốt xuất huyết và tay chân miệng vẫn tăng cục bộ tại nhiều tỉnh, thành phố; số mắc sốt phát ban nghi sởi và sởi dương tính vẫn ghi nhận tại hầu hết các tỉnh, thành phố.
Theo PGS.TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), thời gian gần đây việc báo chí, truyền thông truyền tải thông tin chưa đúng cách đã phần nào khiến cho người dân hoang mang, lo lắng về các dịch bệnh như tay chân miệng, sởi.
Chiều 11-10, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cùng Thứ trưởng Bộ y tế Phạm Lê Tuấn đã có buổi làm việc tại 2 cơ sở y tế khu vực TP HCM là: Bệnh viện Nhân dân 115 và Nhi Đồng 1 TP HCM.
Trước sự gia tăng của dịch tay – chân – miệng (TCM), dịch sởi và sốt xuất huyết, chiều 9-10, tại Hà Nội, Bộ Y tế đã họp báo về tình hình dịch bệnh cũng như các biện pháp phòng, chống dịch thời gian tới.
Cùng với dịch sởi đang có dấu hiệu gia tăng, dịch tay –chân – miệng cũng có diễn biến phức tạp với số trẻ mắc và nhập viện tăng cao với 6 trẻ từ vong. Điều này đặt ra khả năng dịch chồng dịch ở trẻ nhỏ nếu các địa phương không thật sự quan tâm phòng, chống các bệnh này.
Sáng 28-9, Sở Y tế TP. HCM đã tiến hành kiểm tra đột xuất công tác vệ sinh, phòng chống dịch tại Trường Mầm non thuộc phường 1 (quận 10), nơi đã có 2 trẻ bị mắc tay chân miệng (TCM) được phát hiện tuần qua.