Vậy là người đạo diễn già, chào chúng ta ra đi vào buổi trưa, cuối vụ mùa loa kèn trắng. Người ta vẫn gọi, NSND Nguyễn Hữu Phần là “đạo diễn của nhà nông” khi những tác phẩm phim truyền hình của ông trình làng đã khẳng định vị thế nhất phẩm của người đạo diễn về đề tài nông thôn: “Ma làng”, “Đất và Người”, “Gió làng Kình”, “Bão qua làng”…
Miệt mài và say mê, gắn mình với nghiệp đọc và viết, Thượng tá - nhà phê bình văn học Hoàng Đăng Khoa (Trưởng ban Lý luận phê bình - Tạp chí Văn nghệ Quân đội, Ủy viên Hội đồng Lý luận phê bình - Hội Nhà văn Việt Nam) đã không ngừng tìm tòi và sáng tạo.
Không riêng cán bộ, chiến sĩ Công an huyện Thuận Bắc (Ninh Thuận), mà nhiều người dân ở địa phương này luôn nhắc đến Đại úy Nguyễn Thành Phú - Trưởng Công an xã Phước Chiến. Anh là một điển hình nổi bật trong cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh - CAND vì nước quên thân, vì dân phục vụ" gắn với nhiều hành động bản lĩnh, nhân văn.
Hy sinh khi chưa tròn 20 tuổi đời và chỉ hơn 10 tháng tuổi quân nhưng với 240 trang nhật ký “chuyện đời” mà Nguyễn Văn Thạc ghi lại trong những ngày tháng hành quân vào mặt trận thực sự truyền cảm hứng với tất cả sự khát vọng, say mê, sự khao khát, nhiệt huyết “mãi mãi tuổi hai mươi”.
Nhà thơ Lữ Mai xuất hiện với các tập sách dày dặn như “Giấc”, “Hà Nội không vội được đâu”, “Mở mắt rồi mơ”, “Thời cách ngăn trống rỗng”, “Nơi đầu sóng”, “Mắt trùng khơi”, “Những mùa hoa còn lại” và đặc biệt là 3 tập trường ca chị viết trong 3 năm “Ngang qua bình minh” (Trường ca, NXB Văn học, 2020) , “Chư Tan Kra mây trắng” (Trường ca, NXB Hội Nhà văn, 2021), “Hồi sinh” (Trường ca, NXB Hội Nhà văn, 2022) đã cho thấy sự lao động con chữ miệt mài, say mê và tận tâm của chị.
Với một người sáng tác, cả đời mà có được chỉ một tác phẩm sống mãi theo thời gian cũng đã là quý lắm. Có nhiều ca khúc bất hủ, lại có từ khi còn rất trẻ thì quả là hiếm hoi. Đó là trường hợp Nguyễn Văn Thương - một nhạc sỹ lớn có bề dày tác phẩm giá trị và sự đóng góp rất đáng kể ở nhiều lĩnh vực cho nền âm nhạc nước nhà (đào tạo, quản lý, đối ngoại...).
Thượng tá, Nghệ sĩ Ưu tú (NSƯT) Văn Hóa gây ấn tượng với tôi không chỉ bởi tiếng đàn, sự say mê mà còn bởi tình yêu, khát khao được đem tiếng đàn bầu đến phục vụ cán bộ, chiến sĩ và bà con các dân tộc thiểu số trên mọi nẻo biên cương, hải đảo. Với anh, mỗi đồn Biên phòng chính là nhà, mỗi vùng biên cương, hải đảo chính là quê hương ấm áp nghĩa tình luôn thôi thúc, giục giã, mời gọi đôi chân và cả trái tim anh.
Gặp Trung tá Đỗ Quang Thái, Phó đội trưởng, Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy (PCCC) và Cứu nạn cứu hộ (CNCH) Công an tỉnh Nam Định, tại trụ sở Công an tỉnh Nam Định, khi anh đang say mê truyền đạt về nghiệp vụ PCCC cho lực lượng Công an xã chính quy.
Ngày 19-3 vừa qua, tại Trung tâm Văn hóa Pháp L'Espace (24 Tràng Tiền - Hà Nội) đã diễn ra buổi tọa đàm "Từ thơ ca đến hội họa" với sự tham gia của nhà thơ - họa sĩ Nguyễn Quang Thiều, nhà thơ Nguyễn Thụy Kha và họa sĩ Lê Thiết Cương. Đây là một hoạt động song hành với triển lãm "Về bến lạ" của họa sĩ Lê Thiết Cương gồm 30 tác phẩm được lấy cảm hứng từ cuốn sách "Đặng Đình Hưng - Một bến lạ" mới ra mắt tại Hà Nội hồi tháng 1-2021.
Tiền Giang được mở rộng và phát triển từ đất Mỹ Tho xưa và còn được gọi là đất tổ của nghệ thuật cải lương Nam Bộ. Hiện tỉnh có tới 8 Nghệ sỹ Nhân dân (NSND), 12 Nghệ sỹ Ưu tú (NSƯT) đều thuộc ngành sân khấu cải lương. Nghệ sĩ nổi bật đáng kể đầu tiên là NSND Năm Châu (1906 - 1977).
Sau hơn 30 năm tôi gặp lại NSND biên đạo múa Ngọc Bích khi một tai nạn mới xẩy ra với chị (cuối năm 2020). Đó là chuyến đi dàn dựng chương trình múa chuẩn bị đón xuân thì nghệ sĩ bị ngã xe máy. Với mái tóc tém ngắn gọn nom chị trẻ ra so với tuổi vừa tròn lục thập hoa giáp. Vẫn một tác phong nhanh nhẹn, Ngọc Bích để lại trong tôi hình ảnh một vũ nữ Apsara ngày nào. Mơ mộng và huyền ảo.
Với triển lãm "Nhặt lá rừng xưa", thêm một lần nữa Võ Trân Châu bước tiếp trên những vùng di sản, lịch sử mà mình đã say mê trong suốt 9 năm. Thông qua kỹ thuật điểm ảnh, vải vóc, màu sắc và cảm hứng từ những di sản kiến trúc bị bỏ quên, nữ nghệ sĩ trẻ đã đặt lên bàn cân một cuộc tranh giành thế lực giữa mắt người và camera điện thoại.
Góc quán nhỏ, nhìn ra hồ Hoàng Cầu, hằng ngày, NSƯT Tạ Duy Hùng vẫn hỗ trợ vợ bán caphe, trò chuyện với khách hàng. Cuộc sống bình yên của một nghệ sĩ ở tuổi 80, khỏe mạnh, bình an. Nhưng khi nói về xiếc, những ký ức về những ngày làm nghề sôi nổi và nhiệt huyết lại tràn về trong ông. Ở đó, thời gian như dừng lại.
So với các thành viên trong nhóm "ngũ lão" hiện nay như: NSND Quang Thọ và các NSƯT Dương Minh Đức, Quang Huy, Mạnh Tuấn thì NSƯT Thanh Vinh có vẻ kín tiếng hơn cả. Hầu như chưa hề có một bài báo hay một chương trình nào nói về con đường sự nghiệp của ông, về người nghệ sĩ ngày ngày lặng lẽ "rút ruột nhả tơ" cống hiến cho nghệ thuật bằng tình yêu và lòng say mê lớn lao.
Có thể nói, Hoàng Anh là người tiên phong trong việc đưa sáo trúc lên dạy trên mạng và với những nỗ lực không ngừng nghỉ của anh mà nhiều học viên đã có thể tiếp cận, để rồi thích thú, say mê với cây sáo trúc truyền thống của dân tộc. Đó cũng là cách để anh "kéo" công chúng đương đại và nhất là giới trẻ đến gần hơn với âm nhạc dân tộc trước sự du nhập và phát triển của nhiều dòng nhạc mới...
Giải thưởng âm nhạc, liveshow "cháy vé", ca khúc ăn khách... liên tục gọi tên những gương mặt độc, lạ trong suốt một năm qua. Họ là những người trẻ tràn đầy năng lượng, chọn cho mình lối đi không hề dễ dàng nhưng đầy nhiệt huyết, say mê...
Đã từng là một bệnh nhân suy thận thời kỳ cuối, mọi thứ tưởng chừng sẽ khép lại với chàng trai trẻ Hoa Đức Công (SN 1991, tại Hà Nội). Thế nhưng, chính niềm say mê cháy bỏng với Hip-Hop đã giúp Công vượt qua căn bệnh hiểm nghèo một cách thần kỳ.
Cuộc gặp giữa tôi và nhạc sỹ Trịnh Ngọc Châu diễn ra thân thiện, cởi mở. Tham gia “cafe âm nhạc” sáng ấy còn có người thầy, người anh cùng quê xứ Nghệ của ông là nhạc sỹ Mạnh Chiến. Trịnh Ngọc Châu hiền lành đến thánh thiện, nhìn vóc dáng bên ngoài chẳng khó nhận ra...
Tôi với ông đều là dân "phố nhà binh", một cách gọi phố Lý Nam Đế - con phố là cạnh phía đông của Thành cổ Hà Nội. Nhà ông ở khu tập thể số 4B, còn nhà tôi ở khu tập thể số 8, nên những tưởng tôi với ông sẽ chỉ cần "ới một tiếng" là gặp được nhau, nhưng thực tế đâu có thế.
Dạy học chưa bao giờ là một nghề dễ dàng, đặc biệt là đối với những em bé không may mắn, có những khiếm khuyết về mặt nhận thức. Thế nhưng đối với cô giáo Nguyễn Thanh Giang, 37 tuổi (trú tại xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội) đó lại chính là niềm vui, sự đam mê thôi thúc cô mỗi ngày làm việc, phấn đấu.