Tổng kết năm 2024 của Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam (VCPMC) đã đưa ra những con số bất ngờ. Đầu tiên, con số 400 tỷ tiền tác quyền đã được VCPMC thu về và phân bổ cho các tác giả cho thấy mảng tác quyền là một thị trường nhỏ với nhiều tiềm năng trong tổng thể ngành công nghiệp âm nhạc hiện nay.
Có thể nói, việc biến tấu một ca khúc cũ thành một “phiên bản mới” từ phần lời đến phần nhạc đã và đang trở thành “trend” của nhiều người trẻ. Họ coi đó là sự sáng tạo. Tuy nhiên, dù có sáng tạo đến đâu thì việc đầu tiên cần làm là tôn trọng quyền tác giả, nhưng có vẻ nhiều người đã quên mất điều này nên “cái sự sáng tạo” của họ đã đi quá xa.
Sau gần 10 năm được ban hành, Nghị định số 131/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan cần được nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung để bảo đảm sự phù hợp và thống nhất trong hệ thống pháp luật đáp ứng yêu cầu của thực tiễn.
Ngày 7/10, tại Hà Nội, Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam (VCPMC) tổ chức Lễ kỷ niệm 20 ngày thành lập với sự tham dự của các đại biểu đến từ 20 quốc gia, vùng lãnh thổ có ký thỏa thuận, hợp tác song phương (CMOs), đại diện các cơ quan quản lý văn hóa, các nhạc sỹ, nghệ sỹ… đã đồng hành gắn bó cùng Trung tâm trong 20 năm qua.
Tại Trụ sở của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) ở Geneva, Thụy Sỹ, Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai, Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại Geneva, mới đây đã trao Văn kiện nộp lưu việc Việt Nam gia nhập Hiệp ước WIPO về quyền tác giả (WCT) cho Tổng Giám đốc WIPO Daren Tang, Cơ quan lưu chiểu theo quy định của Hiệp ước.
Lạm dụng những kẽ hở pháp lý, nhiều tổ chức, cá nhân đã biến mục đích phổ biến tác phẩm âm nhạc để phục vụ triệt để cho mục đích kinh doanh; khiến tác giả không chỉ thiệt thòi về vật chất mà còn ảnh hưởng đến tinh thần và sức sáng tạo. Thậm chí có tác giả, do sơ suất trong ký kết hợp đồng đã dẫn tới việc quyền tác giả bị vô hiệu hoá...
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có quyết định giao Cục Bản quyền tác giả phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng và hoàn thiện hồ sơ đề xuất gia nhập Hiệp ước về quyền tác giả của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (Hiệp ước WCT) và Hiệp ước về cuộc biểu diễn và bản ghi âm của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (Hiệp ước WPPT).
Ngày 15-7, Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam (VCPMC) kiến nghị Chính phủ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xem xét lại việc cấp phép cho các chương trình, sản phẩm sử dụng tác phẩm âm nhạc khi chưa có có ý kiến của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả. Lý do là có quá nhiều chương trình quy mô lớn đã diễn ra nhưng không thực thi bản quyền tác phẩm âm nhạc.
Cách đây vài ngày, trên facebook của T.N, một nghệ sỹ guitar gốc Hà Nội đang sinh sống và làm việc tại TP Hồ Chí Minh, có chia sẻ một bức ảnh chụp lại lá thư điện tử của Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam (VPCMC) gửi cho chủ nhân kênh Youtube "Socola Phuong Dung" liên quan đến việc kênh này đang khai thác ca khúc "Duyên mình lỡ" của nhạc sỹ Nguyễn Anh Tú (Tú dưa) mà chưa xin phép cũng như đóng phí khai thác tác quyền.
Tiểu thuyết trào phúng nổi tiếng, kiệt tác của văn học Xô viết "Mười hai chiếc ghế" của hai tác giả Ilf và Petrov được mệnh danh là cuốn "bách khoa toàn thư về đời sống Xô viết". Tuy nhiên, ngay sau khi vừa ra đời, đã xuất hiện nhiều nghi vấn về quyền tác giả của tác phẩm này.
Vụ án tranh chấp bản quyền bộ truyện tranh “Thần đồng đất Việt” kéo dài 12 năm ngỡ sẽ khép lại một cách êm đẹp. Ai dè, sau phán quyết của tòa sơ thẩm, phía bị đơn đã kháng cáo toàn bộ bản án và đề nghị TAND Thành phố Hồ Chí Minh xét xử lại theo trình tự phúc thẩm. Nghĩa là vấn đề bản quyền tuy đã triển khai nhiều năm ở nước ta, nhưng việc thực thi về mặt kinh doanh và về mặt pháp luật đều khá mơ hồ.
Khi bàn về nạn đạo văn trong các công trình khoa học, mọi chuyện tương đối đơn giản: bất cứ trích dẫn nào cũng phải được trình bày đúng, còn tính mới khoa học của tác phẩm phải được chứng minh rõ ràng. Nhưng điều gì sẽ xảy ra khi chúng ta nói về tác phẩm văn học, về quyền tác giả đối với việc xem xét lại kinh nghiệm của người khác và tác phẩm của người khác?
Vừa qua, thông tin gia đình cố nhạc sĩ An Thuyên rút toàn bộ tác phẩm của cố nhạc sĩ khỏi Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam (VCPMC) đã thực sự khiến dư luận quan tâm. Đáng chú ý, đây không phải là nhạc sĩ đầu tiên xin rút khỏi "sự bảo vệ" của VCPMC.
Từ ngày 15-4, theo Nghị định số 23/2018/NĐ-CP quy định về bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc, các cơ sở có nguy hiểm về cháy nổ như chung cư, khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ từ năm tầng trở lên; nhà trẻ, trường mẫu giáo có từ 200 cháu trở lên; cửa hàng xăng dầu có từ một cột bơm trở lên… đều phải mua bảo hiểm cháy nổ...
Họa sĩ Đặng Tiến đến từ Hải Phòng cho biết, vấn nạn chép tranh, nhái tranh ở Việt Nam đã diễn ra từ lâu nhưng hiện vẫn diễn ra ngang nhiên, trắng trợn. Anh phát hiện tranh của mình bị làm giả, chuyển sang chất liệu khác từ cuối những năm 1990.
Bảo vệ quyền tác giả, quyền liên quan theo cách thức truyền thống lâu nay đã lỗi thời. Đó là khẳng định của hầu hết các đại biểu trong và ngoài nước trong hội thảo về quyền tác giả, quyền liên quan trong môi trường kỹ thuật số, các hiệp ước về internet của WIPO và vai trò của thư viện trên môi trường số do Cục Bản quyền tác giả Việt Nam phối hợp với Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) tổ chức ngày 6-12 tại Hà Nội.
Nhiều người cho rằng, sở dĩ tình trạng vi phạm quyền của nghệ sĩ biểu diễn tràn lan như vậy là vì lâu nay ở Việt Nam hiện mới có 2 tổ chức quản lý tập thể quyền liên quan đến âm nhạc là Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam (VCPMC) và Hiệp hội Công nghiệp ghi âm Việt Nam (RIAV) - quản lý quyền của các nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình. Chưa có tổ chức đứng ra bảo vệ quyền lợi của ca sĩ, nghệ sĩ biểu diễn...
Không có cán bộ chuyên trách, phân công quản lý chéo, nhiều quy định có văn bản rõ ràng nhưng cán bộ cơ sở vẫn lúng túng không biết áp dụng làm sao cho đúng, địa phương có chức năng tiếp nhận đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan nhưng “thất nghiệp” vì không có chủ sở hữu tác phẩm hoặc có quyền liên quan đến làm thủ tục...
Sau nhiều tranh cãi về vấn đề thu, chi tác quyền âm nhạc, Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam (VCPMC) vừa có phản hồi chính thức. Ngoài việc chứng minh các cơ sở pháp lý phục vụ mức biểu giá sử dụng tác phẩm, VCPMC còn cho biết, trung tâm phải trích nộp tối thiểu 33% tổng thu hàng năm cho cơ quan thuế.
Khoảng vài năm trước, trong một cuộc trà dư tửu hậu, tôi chứng kiến một cậu chủ quán café đặt câu hỏi với người bạn mình, là một nhạc sỹ có tiếng, rằng "Anh cho em hỏi, bên Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc (VCPMC) họ muốn đến thu tiền quán em chuyện mở nhạc phục vụ khách thì điều đó có hợp lý không?". Câu trả lời của người nhạc sỹ trẻ kia rất dí dỏm, nhưng sâu sắc: "Chú cứ nộp đi. Chú nộp thì anh mới được lĩnh tiền đều".